TCM là một trong những phương pháp được các nhà kinh tế học sử dụng đầu

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 40 - 43)

tiên để đánh giá nhu cầu hưởng thụ cảnh quan môi trường (hồ nước, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia...).

- Triết lý của phương pháp là dựa trên trên thị trường đại diện thể hiện qua sự bộc lộ ưa thích của người tiêu dùng, sử dụng chi phí để làm đại diện cho giá. Mặc dù chúng ta không quan sát được con người mua các đơn vị hàng hóa chất lượng mơi trường, nhưng chúng ta lại quan sát được cách họ đi du lịch để hưởng thụ tài nguyên môi trường như đi nghỉ ngơi giải trí ở các cơng viên quốc gia, bơi và câu cá ở các hồ, sông, suối, xem thiên nhiên hoang dã…

Đi du lịch là tốn tiền, tốn thời gian và các chi phí này có thể làm đại diện cho cái giá mà con người phải trả để hưởng thụ cảnh quan mơi trường. Chi phí du hành bao gồm:

- Chi phí đi lại; - Chi phí ăn ở;

145

Vì vậy, TCM dựa trên giả định rằng chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó sẽ phản ánh giá sẵn lịng trả cho hoạt động giải trí ở đó. Bằng cách thu thập một lượng lớn số liệu chi phí du hành để ước lượng giá sẵn lòng trả tổng cộng cho một cảnh quan cụ thể.

Chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để ước lượng lợi ích cải thiện chất lượng mơi trường ở những điểm có du khách đến thăm thơng qua chi phí du hành, từ đó có thể xây dựng được đường cầu và sử dụng nó để tính WTP cho cải thiện chất lượng mơi trường hoặc đánh giá lợi ích giải trí của một loại tài sản môi trường.

Hàm số cầu giải trí:

Nhu cầu giải trí = f (chi phí du hành; thu nhập; đặc điểm kinh tế xã hội như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, giáo dục, tình trạng hơn nhân; chi phí đến địa điểm thay thế…).

Hình 3.12. Mơ hình căn bản của phương pháp du lịch phí

3.4.1.3. Hai phương pháp du lịch phí

* Phương pháp du lịch phí theo vùng (ZTCM - Zone Travel Cost Method)

- Hàm cầu giải trí:

Vi/Pi = f (TCi, Yi, Si, TCS) Trong đó:

Pi là dân số của vùng;

Yi là thu nhập bình quân của vùng. Chi

phí du hành

Nhu cầu giải trí - Khi nhu cầu giải trí là số lần đến của một cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định → phương pháp du lịch phí cá nhân - Khi nhu cầu giải trí là số người đến từ một vùng trong một khoảng thời gian nhất định → phương pháp du lịch phí theo vùng

Tổng giá trị giải trí (TWTP)

146 - Các giả thiết ban đầu:

+ Lợi ích thu được từ tài nguyên thiên nhiên về mặt giải trí được thể hiện dưới dạng nhu cầu cho giải trí;

+ Tài nguyên thiên nhiên cần định giá là tài nguyên được nhận biết trong phạm vi một khu vực nào đó;

+ Du khách chi đến thăm một điểm duy nhất. - Các bước thực hiện:

1, Xác định địa điểm cần đánh giá; 2, Phân chia vùng;

3, Chọn mẫu phỏng vấn;

4, Xác định lượng khách đến từ mỗi vùng;

Thu thập số liệu tổng dân số mỗi vùng (Pj) và tổng số khách tham quan (V). Tính số khách đến từ mỗi vùng: Vj = V*pj/p

5, Tính tỷ lệ tham quan cho từng vùng VRj = Vj/Pj; 6, Tính chi phí du hành trung bình mỗi vùng TCj; 7, Hồi quy hàm cầu VRj = f(TCj);

8, Tính thặng dư tiêu dùng bình qn CSj;

9, Tính tổng thặng dư tiêu dùng mỗi vùng zCSj = CSj * Pj; 10, Ước tính tổng giá trị giải trí/giá trị thặng dư.

* Phương pháp du lịch phí cá nhân (ITCM - Individual Travel Cost

Method)

- Hàm cầu giải trí:

Vi = f (TCi, Yi, Si, TCS) - Các bước thực hiện tương tự như với ZTCM. Điểm khác với ZTCM:

+ Tính CS cho từng cá nhân; + Tính tổng CS = N x CStrung bình.

147 Trong đó: N là số lượt người.

3.4.1.4. Nhận xét về phương pháp

* Ưu điểm:

- Kết quả WTP dựa trên tiêu dùng thực (quan sát được hành vi);

- Giá trị giải trí được người tiêu dùng trải nghiệm (không phải là giá trị giả thuyết);

- Có lịch sử phát triển lâu dài.

* Khó khăn gặp phải:

- Trường hợp du khách đi thăm quan nhiều địa điểm (multi-site) hoặc có nhiều mục đích (multi-purpose): Nếu một cá nhân tham quan một vài cảnh quan trong cùng một hành trình trong ngày nhưng lại chỉ được phỏng vấn theo phương pháp TCM tại một trong những cảnh quan ấy thơi thì các nhà phân tích sẽ phân bổ chi phí du hành của cá nhân như thế nào?

- Chi phí thời gian: Giả thiết cơ bản của TCM là chi phí du hành phản ánh giá trị giải trí của một khu thắng cảnh, tuy nhiên yếu tố thời gian cũng có giá trị bởi khoảng thời gian dài ngồi trên xe không thể dùng vào công việc khác. Vậy thời gian đi đến và đi về có giá trị hay khơng?

- Tính tốn chi phí đến địa điểm thay thế. - Trường hợp địa điểm có ít du khách.

3.4.2. Phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM - Hidonic Pricing Method)

3.4.2.1. Cơ sở của phương pháp

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)