Phương pháp mơ hình lựa chọn (CM Choice Modeling)

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 58 - 62)

- Ưu điểm: Phương pháp này cho thấy cách thức sử dụng chi tiêu bảo vệ để đo

3.5.2. Phương pháp mơ hình lựa chọn (CM Choice Modeling)

Mơ hình lựa chọn (Choice Modelling - CM) bắt nguồn trong phân tích kết hợp và ban đầu được đưa ra trong tài liệu về giao thông và makerting của Louviere và Hensher (1982), Louviere và Woodworth (1983). Dần dần, mô hình này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu về sức khỏe hay gần đây được sử dụng để lượng giá môi trường.

3.5.2.1. Khái niệm

CM là một phương pháp lượng giá sự ưa thích được thể hiện (stated preference), phương pháp này bắt nguồn từ phân tích kết hợp. Trong phương pháp CM, người được hỏi sẽ đứng trước nhiều tập hợp lựa chọn, mỗi tập hợp lựa chọn gồm có từ ba phương án sử dụng hàng hóa khác nhau trở nên, mỗi phương án lại là một sự kết hợp nhiều thuộc tính của hàng hóa và mỗi thuộc tính lại có một giá trị được gọi là một mức độ. Từ mỗi tập hợp lựa chọn, người được hỏi sẽ chọn ra phương án mà họ ưa thích. Thường có khoảng 5 đến 8 tập hợp lựa chọn trong một bảng hỏi.

3.5.2.2. Mục đích phương pháp

163

giá trị phi sử dụng. Hiện nay, phương pháp CM được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của kinh tế tài nguyên và môi trường như lượng giá loài thực vật bản xứ tàn dư, mơ hình hóa nhu cầu giải trí đối với mơn thể thao mạo hiểm (leo núi đá), lượng giá phương án bảo tồn rừng mưa nhiệt đới, dự đoán mức phí đối với các địa điểm giải trí cơng cộng, lượng giá các tượng đài, di sản văn hóa…

3.5.2.3. Đặc điểm phương pháp

Phương pháp CM được dựa trên cả thuyết lợi ích ngẫu nhiên (Thurstone, 1927; McFadden, 1973; Manski, 1977) và thuyết đặc tính của giá trị (Lancaster, 1966). Hai lý thuyết này cho phép lượng giá các hàng hóa mơi trường dưới dạng các thuộc tính của chúng thơng qua việc áp dụng mơ hình lựa chọn xác suất để chọn ra cách kết hợp các thuộc tính đó. Bằng cách đặt cho mỗi thuộc tính một mức giá hoặc mức chi phí thì các ước lượng về lợi ích biên sẽ được chuyển thành các ước lượng về tiền tệ đối với mỗi sự thay đổi các mức độ của thuộc tính.

Trong khung lý thuyết của lợi ích ngẫu nhiên, lợi ích gián tiếp của mỗi cá nhân được biểu diễn dưới dạng sau:

Uij = Vij + åij (1)

Trong đó:

Uij: Lợi ích của cá nhân i khi lựa chọn phương án j;

Vij: Yếu tố quyết định (biến quan sát hoặc giải thích) lợi ích của cá nhân i khi lựa chọn phương án j;

åij: Yếu tố ngẫu nhiên (khơng giải thích) là những ảnh hưởng lên lựa chọn của cá nhân mà không quan sát thấy được.

Do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên nên rất khó đốn được sự ưa thích của các cá nhân. Các yếu tố ngẫu nhiên này cho phép chúng ta mơ hình hóa các lựa chọn dưới dạng xác suất. Khi đó, xác suất mà cá nhân i thích phương án j trong tập hợp phương án hơn so với các n phương án khác được hiểu là xác suất của lợi ích có được từ phương án j lớn hơn xác suất của lợi ích từ các phương án khác. Điều

này được thể hiện như sau:

P (i | C) = P[Vij + åij) > (Vin + åin), mọi n Є C] (2)

Trong đó: C là tập hợp các phương án. 3.5.2.4. Các bước thực hiện

Trong phương pháp CM, thiết kế công cụ điều tra là một bước rất quan trọng. Theo Louviere và các đồng sự (2000), một ứng dụng mơ hình lựa chọn điển

164 hình được xác định là có 5 yếu tố:

1. Xác định các thuộc tính hàng hóa; 2. Đặt ra các mức độ của thuộc tính; 3. Xây dựng kịch bản;

4. Xác định tập hợp các phương án và thu thập dữ liệu về sự ưa thích; 5. Tốn các chỉ số của mơ hình.

Theo Bennett (1999) lại mô tả thiết kế điều tra gồm các bước sau: 1. Thiết lập vấn đề;

2. Xác định thiết kế nghiên cứu; 3. Xác định các thuộc tính hàng hóa; 4. Xác định mức độ các thuộc tính; 5. Thiết kế bảng hỏi;

6. Biên soạn các thiết kế theo kinh nghiệm; 7. Phỏng vấn người dân;

8. Phân tích dữ liệu; 9. Phân tích kết quả.

Tuy nhiên, thích hợp nhất là áp dụng phương pháp CM theo 3 bước chính, gồm (1) Các vấn đề về chính sách, (2) Các vấn đề về khung lý thuyết và (3) Các vấn đề về thống kê.

* Bước 1: Các vấn đề về chính sách tập trung vào việc xác định các vấn đề quan trọng và hoặc các đề xuất về phát triển. Điều quan trọng là phải xây dựng kịch bản như thế nào, phải cân nhắc các vấn đề chính sách đang được quan tâm nhất và trình độ hiểu biết của nhóm người được hỏi. Tiếp đến là phải lựa chọn phương án ban đầu và các phương án thay thế, sử dụng dạng sẵn lòng chi trả (WTP) hay sẵn lòng chấp nhận (WTA) và xác định các nhóm được điều tra.

* Bước 2: Liên quan đến khung lý thuyết tập trung vào việc đưa ra sự đánh đổi như thế nào đến người được hỏi, đó là thơng tin đưa ra, cấu trúc, thành phần và các phương án trình bày.

165 vấn đề đang được nói đến.

- Các lựa chọn về cấu trúc bao gồm quyết định về số lượng phương án trong mỗi tập hợp các phương án.

- Lựa chọn về thành phần bao gồm các thuộc tính hàng hóa và mức độ thuộc tính, đặc biệt là lựa chọn phương tiện chi trả.

- Cuối cùng trong bước này là thiết kế bảng hỏi, vấn đề truyền đạt thông tin. * Bước 3: Thống kê tập trung vào các cấu trúc phương án cần được mơ hình hóa, xem xét liệu các mơ hình có tương tự nhau, các thuộc tính có ảnh hưởng lẫn nhau. Vì mặc dù các bước đi theo tuần tự như trên nhưng nếu có một số thuộc tính phụ thuộc vào nhau sẽ làm cho quá trình thiết kế bị lặp. Để tránh những lỗi này thường sử dụng một nhóm tập trung để kiểm tra trước.

3.5.2.5. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp

* Ưu điểm:

Phương pháp này cho phép chúng ta lựa chọn nhiều phương án thông qua các thuộc tính và kịch bản có thể lặp lại thay vì phải có sự đánh đổi như trong CVM.

Cho phép chúng ta kiểm định theo khung logic do vậy những người trả lời sẽ bộc lộ một cách khá chính xác sở thích của họ. Từ đó giảm đáng kể tính khơng nhạy cảm về quy mơ mà trong phương pháp CVM chúng ta gặp phải.

Phương pháp này đi vào những vấn đề cụ thể thay vì những vấn đề có tính trừu tượng có trong phương pháp CVM, cung cấp nhiều thơng tin và tăng tính thực tế.

Tạo ra một sức hấp dẫn đối với người trả lời.

* Hạn chế

Khi sử dụng phương pháp này dễ rơi vào tình trạng người trả lời sẽ dựa vào kinh nghiệm chứ khơng phân tích logic.

Thiết kế các phương án để đưa vào mơ hình lựa chọn địi hỏi những người có chun mơn cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

3.5.2.6. Ứng dụng gần đây

Các giá trị của kết quả môi trường phi thị trường của các chế độ dịng chảy mơi trường thay thế trong một lựa chọn các con sơng NSW đã được ước tính bằng cách sử dụng CM của Morrison và Bennett (2004). Các giá trị ước tính là cải thiện chất lượng nước, các loài cá, sức khỏe của thảm thực vật ven sơng và các lồi động

166

vật bản địa khác. Các ước tính được ngoại suy bằng cách sử dụng kỹ thuật chuyển giao lợi ích cho các con sơng khác trên toàn tiểu bang.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)