Một số khái niệm liên quan:

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 92 - 98)

+ Financial Analysis (Phân tích tài chính) quan tâm đến dịng tiền ra và vào; + Economics Analysis: Phân tích kinh tế;

+ Project Appraisal: Phân tích dự án (Đánh giá dự án).

Có nhiều người cho rằng phân tích kinh tế và phân tích dự án chính là CBA nhưng trên thực tế phân tích dự án quan tâm nhiều đến những lợi ích và chi phí có giá thị trường nhiều hơn trong khi CBA quan tâm nhiều hơn đến loại sản phẩm và dịch vụ khơng có giá (hàng hóa mơi trường) vì vậy CBA quan tâm nhiều đến môi trường hơn.

4.3.1.3. Phạm vi áp dụng

- Các dự án phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, truyền thông, các dịch vụ xã hội, sức khỏe, giáo dục…

- Các chính sách, chương trình của chính phủ như bãi bỏ qui định của ngành, chính sách phi tập trung hóa, kế hoạch đào tạo, tái định cư, kiểm sốt mơi trường…

4.3.1.4. Lịch sử sử dụng CBA

Năm 1908: Albert Gallatin đề nghị so sánh các lợi ích và chi phí trong các dự án liên quan đến nước (water related projects).

Đầu những năm 1930: Sử dụng phân tích CBA vào các dự án công đầu tiên ở Mỹ trong suốt giai đoạn đại khủng hoảng những năm 1930 thể hiện qua chính sách cải tổ kinh tế - xã hội mới dưới chính quyền tổng thống Roosevelt về các chương

197

trình cơng cộng nhằm tạo cơng ăn việc làm và kích thích vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng.

Năm 1935, Báo cáo nghiên cứu của Clark về “kinh tế kế hoạch hóa các cơng trình cơng cộng” nêu ra hai vấn đề:

+ Nêu ra nguyên lý và khái niệm kinh tế cơ bản của CBA;

+ Đề xuất giá trị kinh tế của các cơng trình cơng cộng nên được đo bằng tiền. Năm 1936: CBA được cơng nhận chính thức trong đạo luật kiểm sốt lũ (flood Control Act). Đạo luật cho rằng dự án nên được thực hiện nếu “lợi ích đối với bất kỳ ai nhận được lớn hơn chi phí được ước lượng”.

Năm 1962: Dưới chính quyền Kenedy các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá cơ bản được xem xét lại. Báo cáo năm 1962 (văn kiện 97) quan tâm đến các vấn đề hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên, khuyến khích định giá theo chi phí đầy đủ (full-cost-pricing), suất chiết khấu, và lợi ích cấp hai.

Từ năm 1960 - đến nay: CBA khơng ngừng được hồn thiện và được dùng phổ biến ra rất nhiều quốc gia và áp dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

4.3.1.5. Vai trị của CBA trong q trình ra quyết định cơng

- Phân tích lợi ích - chi phí là cơng cụ dành cho khu vực công và việc định giá giá trị xã hội, trong khi phân tích lãi - lỗ là dành cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân.

+ Ví dụ 1: Tình trạng ơ nhiễm khơng khí ở Hà Nội do khói thải từ các phương tiện giao thơng. Phương án đặt ra là có thể đánh thuế xe gắn máy.

Tuy nhiên nếu đánh thuế xe gắn máy thì sẽ ảnh hưởng đến người nghèo, mặt khác có thể người nghèo khơng quan tâm đến mơi trường. Quyết định có thể: (1) Lấy phiếu bầu: người nghèo chiếm đa số → giảm ơ nhiễm ít; (2) Nhóm người có quyền lực ra quyết định… Kết quả khác nhau từ sự ưa thích cá nhân khác nhau và cơ chế lựa chọn xã hội khác nhau.

- CBA là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh tế. Vì vậy, CBA là một phương thức

để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.

198

+ Ví dụ 2: Mở một cây cầu ở vị trí X hay vị trí Y nào đó. Ta phải lựa chọn vì xã hội không đủ nguồn lực để thực hiện các phương án. Lựa chọn phương án nhằm phân bổ có hiệu quả các nguồn lực.

- CBA là công cụ hỗ trợ ra quyết định cho xã hội hay chính là các chính sách (dự án) thuộc khu vực cơng cộng nhằm phân bố có hiệu quả các nguồn lực.

+ Ví dụ 3: Dự án xây dựng một khu công nghiệp ngoại thành.

- CBA là công cụ quan trọng để đánh giá các dự án, chương trình và chính sách làm tăng hay giảm phúc lợi kinh tế của xã hội nhằm giúp lựa chọn giữa các phương án.

4.3.1.6. So sánh phân tích tài chính và phân tích lợi ích chi phí

Phân tích tài chính chủ yếu được sử dụng trong khu vực tư nhân.

Phân tích lợi ích - chi phí được dùng cho việc đánh giá các dự án công, kết quả dự án luôn luôn được đánh giá trên cơ sở mối quan tâm công cộng.

Trong phân tích tài chính chỉ đề cập đến lợi ích của cơ quan hay công ty thực hiện.

CBA đề cập đến phúc lợi của tất cả các công ty, người tiêu dùng và chính phủ của một quốc gia cụ thể.

FA: Tối đa hóa lợi nhuận  Đánh giá dự án dựa trên cơ sở tác động của dự án lên các tài khoản tài chính của doanh nghiệp: Phân tích tài chính của dự án.

FA: Giá thị trường được sử dụng để tính lợi ích rịng của dự án đối với chủ đầu tư.

CBA: Tất cả chi phí và lợi ích phát sinh từ dự án đều được đưa vào ngân lưu kinh tế của dự án bất kể là ai gánh chịu chúng.

Mục tiêu tối đa hóa phúc lợi kinh tế rộng hơn nhiều so với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (mục tiêu tài chính).

Trong thực tế ít có một dự án có khả năng sinh lợi về mặt tài chính sẽ đóng góp tích cực vào phúc lợi xã hội. Trường hợp này chỉ xảy ra trong một nền kinh tế hồn hảo (khơng có biến dạng giá cả, ngoại thương), thông tin đầy đủ, khơng có ngoại tác…

199

Bảng 4.2. So sánh CBA và FA

Tiêu chí CBA FA

Mục tiêu

Tồn xã hội (cộng đồng) - Tối đa hóa phúc lợi kinh tế (Tối đa hóa xã hội)

Tối đa hóa lợi nhuận

Phạm vi áp dụng Chủ yếu là các dự án công và một số dự án tư nhân cần sự hỗ trợ từ phía chính phủ Chủ yếu là các dự án tư nhân và các dự án công mà đầu ra của dự án sẽ được mua bán trên thị trường Đo lường lợi ích

và chi phí

Giá ẩn, giá kinh tế (điều chỉnh biến dạng hoặc khơng có giá thị trường)

Giá thị trường

Lợi ích chi phí Cả có giá và khơng có giá thị trường mà bất kỳ ai gánh chịu.

Có giá và liên quan đến doanh nghiệp

Ngoại tác và các kết quả khơng có giá thị trường

Đưa vào tính Khơng quan tâm

Ví dụ:

Cơng viên nước Water Park (WP) đang xem xét việc thiết lập dịch vụ vui chơi giải trí ở đường Kha Vạn Cân, Thủ Đức. Dự án này đem lại doanh thu là 200.000$ mỗi năm. Chi phí bỏ ra là 150.000$ và cơng ty phải trả thuế thu nhập là 28% trên thu nhập rịng. Cơng viên nước WP tính tốn lợi ích rịng hàng năm như sau:

Lợi ích rịng của cơng viên nước WP trước thuế là: = Doanh thu - Chi phí

= 200.000$ - 150.000$ = 50.000$

Thuế 25% trên 50.000$ sẽ là 14.000$. Lợi ích rịng của WP sau thuế là: = 50.000$ - 14.000$

200

Giả sử WP cho phép công ty Kinh Đô (KĐ) cung cấp thực phẩm cho khu vui chơi giải trí này. Thu nhập bây giờ của công ty KĐ tăng thêm là 150.000$, và chi phí tăng thêm là 75.000$. Cơng ty KĐ có lợi ích rịng trước thuế hàng năm như sau:

= Doanh thu - Chi phí = 150.000$ - 75.000$ = 75.000$

Lợi ích rịng của KĐ sau thuế: = 75.000$ – 28%x75.000$ = 54.000$

Tuy nhiên, xã hội phải gánh chịu một khoản chi phí tăng thêm do tình trạng kẹt xe. Đó là 60.000$/năm cho cảnh sát điều khiển giao thông và 100.000$ cho việc duy tu bảo vệ đường xá.

Lợi ích xã hội rịng = lợi ích – chi phí

= (200.000$ + 150.000$) – (150.000$ + 75.000$ + 60.000$ + 100.000$) = - 35.000$

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao thuế thu nhập doanh nghiệp lại khơng đuợc đưa vào tính trong cơng thức trên?

(Câu trả lời là đứng trên quan điểm xã hội thì doanh nghiệp phải chịu khoản thuế, nhưng ngược lại chính phủ là người được nhận khoản thuế trên. Do vậy, chúng sẽ bù trừ lẫn nhau khi đưa vào cơng thức tính lợi ích rịng của xã hội).

4.3.1.6. So sánh CBA và phân tích hiệu quả chi phí (Cost Effectiveness Analysis)

CEA: Dùng để xếp hạng các kết quả không thể đo lường hoặc so sánh được bằng tiền. CBA và CEA khác nhau chủ yếu liên quan đến việc đo lường kết quả của lợi ích.

CEA được sử dụng:

- Dự án có thể tạo ra kết quả nhất định với chi phí sản xuất thấp nhất hoặc; - Lựa chọn dự án có thể tạo ra kết quả lớn nhất với cùng mức chi phí. Trọng tâm của CEA là hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency). Trọng tâm của CBA là hiệu quả kinh tế (economic efficiency).

201

Bảng 4.3. So sánh phân tích lợi ích chi phí và phân tích hiệu quả chi phí Phân tích lợi ích chi phí (CBA) Phân tích hiệu quả chi phí (CEA)

- Khi các kết quả chủ yếu của dự án có thể đo lường bằng tiền được

- So sánh trực tiếp các dự án có các mục tiêu giống hoặc khác nhau

- Có thể ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực

- Hiệu quả kinh tế

- Khi các kết quả chủ yếu của dự án không thể đo lường bằng tiền

- Chỉ so sánh các dự án có cùng mục tiêu

- Phù hợp với các dự án thuộc phạm vi các chương trình dịch vụ cộng đồng và xã hội như y tế, giáo dục…

- Hiệu quả kĩ thuật

4.3.1.7. Hạn chế của CBA trong việc ra quyết định về môi trường và tài nguyên

- Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều tranh cãi về vị trí và vai trị của CBA trong việc ra các quyết định về môi trường và tài nguyên. Có một số ý kiến phê phán phương pháp này:

+ Các cơ quan công cộng chỉ dùng CBA theo cách giúp cho họ nhận được nhiều kinh phí hơn;

+ CBA thật sự là sự cố gắng bỏ qua quy trình thảo luận và trình tự ra các quyết định chính sách mà các chương trình cơng cộng phải tn thủ;

+ CBA là một cách để loại bớt các chương trình cơng cộng do những khó khăn trong đo lường lợi ích so với chi phí.

Ví dụ: Ở Canada CBA chưa được thừa nhận về mặt pháp lý để có thể sử dụng

cho các cơ quan nhà nước cấp liên bang và tỉnh có thể do những ý kiến nêu trên. Nó chỉ được dùng một cách ngẫu nhiên cho những quan tâm riêng có tính chính trị chứ khơng phải là một kỹ thuật dùng cho việc ra chính sách một cách khách quan.

- Mặc dù vậy, CBA vẫn là một công cụ quan trọng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Các nghiên cứu CBA đầy đủ có thể khơng do chính phủ thực hiện, việc đo lường các lợi ích và chi phí xã hội đã trở thành một bộ phận quan trọng trong việc quyết định các chính sách cơng. Ở Mỹ, CBA có một lịch sử pháp lý lâu dài, nó bắt buộc dùng cùng với “Đạo luật kiểm soát lũ năm 1936” trong đó quy định rằng những dự án cấp liên bang chỉ được thực hiện nếu những lợi ích tạo ra cho bất cứ ai lớn hơn chi phí ước tính.

202

4.3.1.8. Các loại phân tích lợi ích chi phí

Có thể chia CBA thành các loại sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)