- Ưu điểm: Phương pháp này cho thấy cách thức sử dụng chi tiêu bảo vệ để đo
4.1.1. Quản lý môi trường
4.1.1.1. Khái niệm, đối tượng và mục tiêu của quản lý môi trường
* Khái niệm: "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp,
chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng mơi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia".
* Đối tượng: Quản lý môi trường là một hệ thống bao gồm các phần tử (yếu
tố) tự nhiên và phần tử (yếu tố) nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Đó là một hệ thống bao gồm các phần tử của thế giới vô sinh và hữu sinh hoạt động theo các quy luật khác nhau và có con người tham dự. Hệ thống mơi trường mang những đặc tính cơ bản là có cấu trúc phức tạp, có tính động, tính mở và có khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh.
172
* Mục tiêu quản lý môi trường: Về lâu dài và nhất quán, mục tiêu quản lý
môi trường phải hướng tới 3 mục tiêu cơ bản sau:
+ Một là, phải khắc phục và phịng chống suy thối, ơ nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người;
+ Hai là, phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio - 92 đề xuất và được tuyên bố Johannesburg, Nam Phi về phát triển bền vững 26/8 - 4/9/2002 tái khẳng định. Trong đó, với nội dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hịa giữa mơi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học;
+ Ba là, xây dựng các cơng cụ có hiệu lực quản lý mơi trường quốc gia và các lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.
4.1.1.2. Cơ sở quản lý môi trường
Khi xem xét cơ sở cho quản lý môi trường người ta dựa vào 4 yếu tố cơ bản sau: