- In medias res CBA:
4.3.3. Các vấn đề trong CBA
4.3.3.1. Chiết khấu
- Chi phí và lợi ích xuất hiện trong tương lai sẽ có giá trị thấp hơn chính nó xuất hiện bây giờ. Càng xuất hiện muộn, giá trị của chúng càng thấp. Chiết khấu là cách tính tổng của một dịng lợi ích rịng trong tương lai thành giá trị tương đương ở hiện tại. Chiết khấu là một phần khơng thể thiếu của CBA chính thống. Chiết khấu là nghịch đảo của gộp khấu, nó làm giảm giá trị tương lai của chi phí và lợi ích một cách rõ rệt.
- Có hai lý do tại sao chiết khấu được sử dụng:
+ Suất ưu tiên theo thời gian dương: Các cá nhân thường ưa thích được nhận lợi ích trước và chi phí sau hơn là q trình ngược lại. Chi phí hoặc lợi ích của một
208
khối lượng nào đó sẽ có giá trị thấp hơn về mặt cảm giác. Điều này có thể do tính thiển cận, sự thúc bách của khen thưởng hoặc niềm tin cho rằng tiêu dùng trong tương lai sẽ lớn hơn (và vì vậy thỏa dụng biên của mỗi một đơn vị tiêu dùng sẽ nhỏ hơn). Những nhân tố này hoàn toàn phù hợp trong trường hợp cá nhân. Đối với chính phủ, được coi là đại diện cho cho cơng dân của họ cũng có sự ưa thích về mặt thời gian của xã hội, ví dụ khi họ cũng mong muốn lợi ích lớn hơn trong tương lai và 1$ bây giờ nhỏ hơn 1$ cho xã hội trong tương lai;
+ Chi phí cơ hội của vốn: Một lượng vốn sẽ có giá trị hơn bây giờ so với cùng một lượng vốn như vậy trong tương lai vì nó có thể được sử dụng để sinh sơi thêm ví dụ như lợi nhuận từ đầu tư hoặc lãi suất cho vay. Trong trường hợp này, suất chiết khấu chính là lãi suất.
- Hệ số chiết khấu (Discounting Factor - DF) của một lượng tiền trong tương lai ở cuối chu kỳ với một lãi suất nhất định được tính tốn theo cơng thức:
DF = n i) 1 ( 1
Ví dụ: Đối với 100$, tính sau 8 năm với lãi suất 10% thì hệ số chiết khấu là 0,466 và giá trị hiện tại của 100$ sẽ là 46,6$.
- Sử dụng suất chiết khấu càng cao thì chúng ta càng khuyến khích phân bổ nguồn lực vào các chương trình có lợi tức cao trong ngắn hạn, trong khi đó, nếu sử dụng suất chiết khấu càng thấp thì chúng ta càng có xu hướng chọn những chương trình có lợi ích rịng cao trong dài hạn.
- Suất chiết khấu phản ánh quan điểm của thế hệ hiện tại về trọng số tương đối của các lợi ích và chi phí xảy ra trong thời gian khác nhau. Tuy nhiên, có thế nhận thấy rằng có hàng loạt mức lãi suất khác nhau được sử dụng ở cùng một thời điểm như lãi suất tiết kiệm, nợ vay ngân hàng, trái phiếu… Vậy chúng ta nên dùng lãi suất nào? Có hai trường phái về vấn đề nay:
+ Một là, suất chiết khấu nên phản ánh cách mà con người nghĩ về thời gian. Một người thơng thường sẽ thích 1USD hiện tại hơn là 1USD 10 năm sau, theo ngơn ngữ kinh tế học, người đó có một suất ưu tiên theo thời gian dương. Người ta sẽ quyết định gửi tiền vào ngân hàng với mức lãi suất nhất định. Lãi suất này phải thuyết phục được mọi người hy sinh các khoản tiêu dùng hiện tại. Do đó, có thể sử dụng lãi suất tiền gửi ngân hàng để phản ánh suất ưu tiên theo thời gian của các cá nhân;
209
+ Trường phái thứ hai xác định suất chiết khấu đúng dựa trên khái niệm khả năng sinh lời của đầu tư. Khi quyết định đầu tư, người ta dự tính rằng doanh thu đem lại sẽ bù đắp được các khoản chi phí đầu tư. Vì vậy, suất sinh lợi của khu vực tư nhân được phản ánh thông qua lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp và mức này thường cao hơn mức lãi suất gửi tiết kiệm.
a. Ước tính suất chiết khấu xã hội
- Trong rất nhiều trường hợp các nhà phân tích chỉ việc đưa ra một tỷ lệ chiết khấu nhất định để tính tốn. Điều đó cũng đúng với chính phủ: Các nhà quản lý và tổ chức đưa ra một tỷ lệ chiết khấu để tính tốn cho tất cả các dự án đầu tư công cộng và việc xác định một tỷ lệ chiết khấu “chính xác” đã khơng được quan tâm.
- Tỷ lệ chiết khấu có thể khác nhau tương ứng với một số khái niệm như suất chiết khấu xã hội (the social rate of time preference), tỷ lệ lãi suất hạch toán (accounting rate of interest), tỷ lệ chiết khấu của tiêu dùng (the consumer discount rate), tỷ lệ chiết khấu của sản xuất hoặc tỷ lệ chiết khấu tổng hợp của các loại trên.
- Về mặt lý thuyết, xã hội ưa thích tiêu dùng ở hiện tại hơn trong tương lai vì hai lý do: (1) Suất ưu tiên theo thời gian dương như là đối với các cá nhân; (2) Xã hội luôn mong muốn tăng trưởng kinh tế cao và vì vậy sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ làm giảm giá trị cận biên (marginal utility - thỏa dụng cận biên). Tuy nhiên, việc tính tốn suất chiết khấu xã hội (social rate of time preference) hoặc lãi suất tiêu dùng (consumption rate of interest) rất khó khăn và có thể tính tốn theo cơng thức: