- Có thể giải quyết vấn đề nêu trên thông qua một số giải pháp:
4.4.2. Hạch toán môi trường doanh nghiệp
4.4.2.1. Sự cần thiết của kế tốn mơi trường đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam
Kế tốn mơi trường là một lĩnh vực mới, đang phát triển nhằm tìm kiếm và cung cấp các thông tin quan trọng và cần thiết về các chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trường, hướng dẫn các doanh nghiệp, các chủ dự án trong các quyết định kinh tế, khuyến khích họ nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên, kể cả tài
216
nguyên thiên nhiên do con người tạo ra một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trường, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với môi trường sống.
Sự thay đổi trong nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước các vấn đề môi trường đã đặt kế toán truyền thống tại doanh nghiệp trước thách thức là làm sao và bằng cách nào có thể kế tốn các yếu tố môi trường? Không chỉ thơng qua vai trị có tính truyền thống là ghi chép và báo cáo các thơng tin tài chính mà còn thể hiện được vai trị của kế tốn như là cơng cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản trị trong quản lý các vấn đề môi trường trong phạm vi từng đơn vị kinh tế. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của kế tốn mơi trường như là một tất yếu nhằm đáp ứng các địi hỏi về thơng tin mơi trường trong hoạt động của doanh nghiệp ở cả lý luận và thực tế.
Vậy kế tốn mơi trường (hay kế tốn xanh, kế toán sinh thái, kế toán xã hội) là một bộ phận cấu thành của kế tốn, liên quan đến các thơng tin về hoạt động môi trường trong phạm vi doanh nghiệp nhằm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin về mơi trường cho đối tượng trong và ngồi doanh nghiệp sử dụng để ra quyết định [1, tr 28].
4.4.2.2. Thực trạng kế tốn mơi trường trong doanh nghiệp tại Việt Nam
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, ở Việt Nam đã ban hành Luật môi trường lần đầu vào năm 1993 và Luật bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005 nhưng chưa ban hành chế độ kế tốn có liên quan đến việc tổ chức kế tốn mơi trường trong doanh nghiệp. Chế độ hiện hành chưa có các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi được chi phí mơi trường trong chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có các tài khoản cần thiết để hạch tốn các khoản chi phí mơi trường cũng như doanh thu hay thu nhập trong trường hợp doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải bản quyền thải ra mơi trường cho các doanh nghiệp cùng ngành (nếu có), đồng thời khoản chi phí và thu nhập này cũng chưa thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chưa giải trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chưa đầy đủ, chưa xác định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường.
Thực tế cho đến nay, yếu tố chi phí “mơi trường” và thu nhập do “môi trường” mang lại không nằm trong một tài khoản, một khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế tốn. Rất nhiều chi phí liên quan đến môi trường đang phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy được quy mơ và tính chất của chi phí mơi trường nói chung và từng khoản chi
217
phí mơi trường nói riêng. Ngồi ra, hiện nay trên các tài khoản kế toán chưa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến mơi trường như chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái, mơi trường sống. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang hướng tới một quy trình sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn “xanh, sạch”, thân thiện với môi trường và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững như để thực hiện kế tốn mơi trường, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cả các dự án mới đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật bảo vệ môi trường và thực hiện đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, việc áp dụng kế tốn mơi trường ở Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn vì xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó: