Các bước trong CBA

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 99 - 103)

- In medias res CBA:

4.3.2. Các bước trong CBA

Khung phân tích CBA gồm các bước:

- Bước 1: Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết; - Bước 2: Nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án; - Bước 3: Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án;

- Bước 4: Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm;

- Bước 5: Tính tốn lợi ích xã hội rịng của mỗi phương án; - Bước 6: So sánh các phương án theo lợi ích xã hội rịng;

- Bước 7: Kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu; - Bước 8: Đưa ra đề nghị.

4.3.2.1. Nhận dạng vấn đề, xác định các phương án giải quyết

Câu hỏi đầu tiên đối với bất kỳ một chương trình CBA là phải trả lời câu hỏi tại sao phải tiến hành dự án?

Ví dụ: Trường hợp xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La: Vấn đề đặt ra là năm 2020 sẽ bị thiếu điện trầm trọng, tình hình lũ lụt, thiếu nước tưới cho nơng nghiệp sẽ xảy ra.

CBA có thể cung cấp thơng tin giúp lựa chọn để cải thiện tình trạng hiện tại. Vì vậy, bước đầu tiên là nhận dạng vấn đề: Đó là nhận dạng khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn.

Ví dụ trên: Có 3 phương án đập cao, đập thấp và đập trung bình. Mỗi một phương án sẽ tạo ra những lợi ích và chi phí khác nhau.

Một phương án là cách sử dụng đầu vào để sản xuất các yếu tố đầu ra cụ thể nào đó. Sự phối hợp các yếu tố đầu vào như: kĩ thuật, lao động, thiết kế... khác nhau sẽ là các phương án khác nhau. Khi có nhiều phương án được đưa ra cần phải giới hạn lại, chỉ lựa chọn 2 - 3 phương án để tiếp tục phân tích so sánh.

4.3.2.2. Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án

Đây là bước nhận dạng bản chất của lợi ích và chi phí xã hội thực của một phương án. Như chúng ta đã biết lợi ích và chi phí xã hội thực thường khác với lợi ích và chi phí tài chính. Trên phạm vi tồn xã hội, ngun tắc chung là tính tất cả các lợi ích và chi phí bất kể ai là người nhận hoặc trả chúng. Nguyên tắc được đưa ra ở đây là “một kết quả được coi là kết quả xã hội thực chi khi nó làm biến đổi lợi

204

Chúng ta ứng dụng nguyên tắc tổng quát này để đưa ra các hướng dẫn cụ thể để nhận dạng các lợi ích và chi phí như sau:

- Tính những kết quả tăng thêm: Phải phân biệt giữa tổng lợi ích (tổng chi phí) với những thay đổi trong lợi ích hay chi phí. Sự đóng góp của một dự án cho phúc lợi kinh tế của xã hội phụ thuộc duy nhất vào cách nó làm thay đổi lợi ích hay chi phí;

- Loại trừ các kết quả chìm: Các chi phí phát sinh hay lợi ích nhận được từ trước khi dự án bắt đầu thì khơng thể tránh hay thay đổi được. Ta gọi đó là những lợi ích chìm hay chi phí chìm vì chúng đã phát sinh nhưng nay đã mất đi rồi;

- Loại trừ các chi phí chung (hay chi phí cố định): Các chi phí chung hay chi phí cố định khơng làm biến đổi lợi ích rịng từ sự gia tăng này phải được tính đến;

- Tính tất cả các thay đổi về lợi ích: Kết quả của hầu hết các dự án là gia tăng trực tiếp về sản lượng hàng hóa và dịch vụ và lợi ích từ sự gia tăng này phải được tính đến;

- Tính tất cả thay đổi về chi phí: Rõ ràng là sẽ có những chi phí phát sinh một cách trực tiếp bên trong dự án, nhưng cũng có những thay đổi về chi phí bên ngồi do dự án tạo ra;

- Loại trừ các khoản thanh toán chuyển giao: Các khoản thanh tốn chuyển giao khơng đo lường lợi ích từ hàng hóa hay chi phí của nhập lượng và do đó chúng phải được loại trừ;

- Tránh tính trùng: Có nghĩa là tránh tính chi phí hay lợi ích nhiều hơn một lần; - Loại trừ các kết quả quốc tế: Loại trừ lợi ích và chi phí phát sinh bên ngồi biên giới quốc gia;

- Phân biệt kết quả tư nhân và kết quả xã hội: Các lợi ích và chi phí phù hợp với một cơng ty tư nhân hay hộ gia đình có thể khơng phù hợp với xã hội và ngược lại;

- Tính các ngoại ứng: Ngoại ứng xuất hiện khi sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân hay nhóm cá nhân ảnh hưởng đến sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân hay nhóm cá nhân khác mà khơng có sự đền bù hay thanh toán nào được thực hiện bởi cá nhân gây ảnh hưởng. Tất cả các ngoại ứng phải được nhận dạng, định giá và đưa vào tính tốn vì chúng làm thay đổi lợi ích rịng xã hội;

- Tính các kết quả khơng có giá: Lợi ích và chi phí khơng có giá là các thay đổi thực về lợi ích xã hội rịng, vì vậy chúng phải được nhận dạng và đưa vào phân tích.

205

4.3.2.3. Đánh giá lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án

Đây là bước quan trọng nhất trong CBA, bao gồm hai nội dung: - Đánh giá các lợi ích và chi phí có giá thị trường:

Giá được sử dụng trong CBA phải là mức giá phản ánh đúng sự thay đổi phúc lợi xã hội (giá mờ - shadow price).

+ Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Giá mờ = Giá thị trường;

+ Trong thị trường bị bóp méo thì giá mờ khơng trùng với giá thị trường. Có hai cách xác định giá mờ.

Cách 1: Loại bỏ các tác động của thuế, trợ giá hoặc thất nghiệp (tuy nhiên cách này không thịnh hành).

Cách 2: Điều chỉnh giá thế giới thông qua 2 cách:

Giá mờ = Giá thế giới – Chi phí trung gian

Sử dụng chỉ số điều chỉnh khi đó giá mờ = Giá thị trường x chỉ sổ điều chỉnh Đánh giá lợi ích và chi phí khơng có giá thị trường bằng cách sử dụng các phương pháp thị trường đại diện và thị trường giả định (TCM, CVM, HPM...).

4.3.2.4. Chiết khấu dịng lợi ích - chi phí

Lựa chọn suất chiết khấu xã hội phù hợp, ở các nước đang phát triển r = 4% đến 7%, trong khi ở các nước đang phát triển thì r = 10% đến 15%.

4.3.2.5. Xác định các tiêu chí lựa chọn dự án

Xác định các tiêu chí lựa chọn dự án. Thơng thường người ta sử dụng các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR.

- Hiện giá ròng (giá trị hiện tại ròng) NPV: PV = Bt x WTt

PVB = B0 + B1WT1 + B2WT2 + ......+ BtWTt PVC = C0 + C1WT1 + C2WT2 + ......+ CtWTt NPV = PVB – PVC

- Tỷ suất lợi ích chi phí (BCR): BCR = PVB/PVC.

- Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (Tỷ suất sinh lời nội tại) IRR là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá của lợi ích vừa bằng với hiện giá của chi phí, đó là suất chiết khấu làm cho NPV = 0.

206

4.3.2.6. Phân tích sự phân phối

- Nếu các tiêu chí lựa chọn nêu trên chỉ phản ánh tổng lợi ích và thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu khi thực hiện dự án thì việc phân tích sự phân phối sẽ xác định được đối tượng nào được gì và mất gì.

- Các nội dung trong phân tích sự phân phối gồm:

+ Xác định các nhóm đối tượng được hưởng lợi và chịu thiệt hại; + Xác định giá trị nhận được hoặc mất đi của từng nhóm.

4.3.2.7. Phân tích độ nhạy (Phân tích sự khơng chắc chắn)

- Cho đến nay chúng ta ngầm giả định rằng mỗi lợi ích và chi phí có thể ước lượng với sự chắc chắn và do đó chúng ta có một giá trị đơn nhất về lợi ích xã hội rịng cho mỗi phương án. Nhưng các lợi ích và chi phí trên thực tế có thể rất khác so với những kết quả ước lượng này. Vì vậy, các nhà phân tích sẽ phải đặt ra câu hỏi là lợi ích của xã hội sẽ thay đổi như thế nào nếu có một sự thay đổi về giá trị của một biến số nào đó. Tất cả những thay đổi có thể diễn ra đó là sự khơng chắc chắn của các lợi ích và chi phí trong tương lai.

- Phân tích độ nhạy (Sensitive Analysis) là một cách tính lại lợi ích xã hội rịng của bộ dữ liệu khác với sự giải thích lại mong muốn tương đối của các phương án. Lợi ích xã hội rịng của mỗi phương án sẽ luôn thay đổi khi dữ liệu của nó thay đổi. Kiểm tra độ nhạy sẽ giúp tránh những tác động của sự không chắc chắn bằng cách:

+ Nhận ra phạm vi của một (hoặc nhiều) biến số cụ thể trong đó một phương án là đáng mong đợi nhất về mặt kinh tế;

+ Nhận ra giá trị của một (nhiều) biến số cụ thể mà tại đó sự xếp hạng của phương án thay đổi;

+ Nhận ra những biến số làm lợi ích rịng xã hội dễ bị ảnh hưởng nhất đó là những biến số gây nên tỷ lệ thay đổi lớn nhất trong lợi ích rịng xã hội.

- Quy trình đầy đủ để xử lý vấn đề không chắc chắn bao gồm 4 giai đoạn liên tục:

+ Tính lại lợi ích rịng xã hội với bộ dữ liệu khác;

+ Nhận dạng các biến số chủ yếu và mô tả nguồn gốc của sự không chắc chắn; + Giải thích lại sự mong muốn tương đối với tất cả dữ liệu về lợi ích xã hội ròng;

207

+ Thu nhập thêm dữ liệu về các biến số chủ yếu, thiết kế lại phương án để giảm những ảnh hưởng của sự không chắc chắn.

- Phân tích độ nhạy có thể thực hiện bằng cách thay đổi các đầu vào như tăng chi phí, giảm lợi ích đi bao nhiêu %, thay đổi giá, thay đổi suất chiết khấu... để tính tốn xem các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR thay đổi như thế nào?

- Ngồi phân tích độ nhạy cịn có các phương pháp có ích khác để phân tích các ảnh hưởng của rủi ro và không chắc chắn:

+ Nâng suất chiết khấu lên để mở rộng biên độ an tồn: Lợi ích và chi phí sẽ được chiết khấu cao hơn và hiện giá ròng sẽ thấp hơn. Các dự án sinh lời thấp là những dự án có nhiều rủi ro và có khả năng thất bại khi đó sẽ bị loại ra khỏi sự xem xét. Tuy nhiên, đây không phải là cách xử lý đáng tin cậy;

+ Giảm vòng đời của dự án: Hầu hết các dự án đều sinh lời vào những năm sau, như vậy giảm vòng đời của dự án lại sẽ cho ta kết quả lợi ích rịng trừ hao, nhỏ lại;

+ Sử dụng một mức thường cho sự không chắc chắn từ trên một mức X nào đó, ví dụ: Để được chấp nhận giá trị ròng hiện tại của một dự án phải lớn hơn một giá trị X nào đó chứ khơng phải là > 0;

+ Sử dụng lợi ích thấp và chi phí cao: Khi đó hiện tại rịng tối thiểu sẽ được ước tính.

4.3.2.8. Đưa ra các kiến nghị

Lựa chọn phương án nào theo các tiêu chí đã xác định.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)