VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, VAI TRỊ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Vị trí của người giáo viên chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ sư phạm 3: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Văn Quân và ThS. Nguyễn Văn Linh (Trang 56 - 61)

- Đánh trống con: Tay phải cầm dùi úp tay, đánh vào phách mạnh (số

1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, VAI TRỊ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Vị trí của người giáo viên chủ nhiệm lớp

1.1. Vị trí của người giáo viên chủ nhiệm lớp

- Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm trong nhà trường, là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng sư phạm và phụ huynh để quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục tồn diện học sinh lớp mình phụ trách. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện những chủ trương, kế hoạch của nhà trường đến lớp chủ nhiệm.

- Đối với học sinh và tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục, là người cố vấn, hướng dẫn, lãnh đạo và kiểm tra toàn diện các hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình dựa trên đội ngũ tự quản và tính tự giác, tích cực của mọi học sinh.

- Đối với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, giáo viên chủ nhiệm là cầu nối, chịu trách nhiệm phối hợp nhằm tổ chức tốt các hoạt động giáo dục học sinh.

1.2. Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp

1.2.1. Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trị lãnh đạo, quản lí

Để thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lí giáo dục tập thể học sinh, người giáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm:

Là lựa chọn những phương án hoạt động trong tương lai cho cả tập thể hoặc từng đối tượng học sinh để đạt được những mục tiêu mong đợi dựa trên cơ sở khả năng hiện tại.

Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp trước hết phải dựa trên việc phân tích thực trạng các mặt hoạt động của tập thể học sinh, lựa chọn những điều kiện, cơ hội, dựa vào mục tiêu phát triển chung của nhà trường để xác định mục tiêu cần đạt đến của tập thể. Từ đó xây dựng những phương án hành động, sử dụng các phương tiện và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra.

Cùng với việc lập kế hoạch chủ nhiệm, người giáo viên chủ nhiệm cần xác định sứ mạng, giá trị và tầm nhìn để định hướng cho sự phát triển của tập thể lớp đạt đến mục tiêu mong đợi đó.

- Tổ chức thực hiện:

Là giai đoạn thực hiện các hoạt động đã được đề ra trong kế hoạch bao gồm việc phân cơng cơng việc hợp lí, khoa học; xác lập cơ chế phối hợp giữa các tổ, nhóm và các thành viên; xác định các điều kiện và các nguồn lực hỗ trợ cần thiết để thực hiện hoạt động.

- Chỉ đạo:

Là sự huy động mọi lực lượng cần thiết để thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo các hoạt động được diễn ra đồng bộ và hiệu quả. Công việc chỉ đạo bao gồm việc đưa ra các quyết định hợp lí; theo dõi, giám sát và điều chỉnh kịp thời những vướng mắc, sai lầm có thể xảy ra; động viên, khuyến khích học sinh tích cực tham gia thực hiện đúng theo kế hoạch.

- Kiểm tra:

Là hoạt động được diễn ra trong mọi giai đoạn lãnh đạo, quản lí lớp học. Đó là đánh giá tiến độ thực hiện và chất lượng công việc so với kế hoạch đề ra; ghi nhận những kết quả đã đạt được; phát hiện kịp thời những sai lệch, những vấn đề mới phát sinh để cùng học sinh điều chỉnh và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.

1.2.2. Giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục

Bản chất của hoạt động giáo dục chính là tổ chức tốt các dạng hoạt động và giao lưu phong phú cho học sinh, lôi cuốn các em vào các hoạt động có mục đích giáo dục, tạo mơi trường thuận lợi để học sinh được phát triển mọi sở trường, năng khiếu và các năng lực cá nhân.

Người giáo viên chủ nhiệm phải đóng vai trị chủ đạo, phối hợp với các lực lượng khác tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. Lúc này đối tượng giáo dục trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm chính là tập thể học sinh lớp chủ nhiệm và từng cá nhân học sinh. Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là hướng dẫn, tổ chức phải đóng vai trị như một cố vấn trên các mặt:

định hướng, phân công, triển khai, điều chỉnh và đánh giá nhằm phát huy hết hiệu quả của các hoạt động giáo dục được tổ chức cho học sinh.

Người giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng lớn đến tập thể học sinh vì họ là người gần gũi nhất, quan tâm đến học sinh nhiều nhất, là người định hướng phát triển cho cả một tập thể cũng như từng các nhân học sinh. Chính nhân cách của người giáo viên chủ nhiệm đã trở thành một phương tiện giáo dục học sinh có hiệu quả. Nếu như mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh thuận lợi sẽ để lại những ấn tượng, hình ảnh rõ nét về quan điểm, tư tưởng, nét tính cách, tác phong... của giáo viên chủ nhiệm trên mỗi học sinh hay có thể thấy sự phản chiếu nhân cách của giáo viên lên nhân cách của mỗi học sinh trong lớp chủ nhiệm. Đó là sản phẩm của mối quan hệ liên nhân cách trong giáo dục. Vì vậy, địi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao trong việc giữ gìn phẩm chất, danh dự và nâng cao uy tín của nhà giáo.

Người giáo viên chủ nhiệm lớp còn thực hiện chức năng tư vấn, tham vấn cho học sinh khi các em gặp phải những vấn đề khó khăn, thách thức cần được giải quyết.

Người giáo viên chủ nhiệm phải đặt mình vào vị trí của học sinh để nhìn nhận, đánh giá vấn đề qua lăng kính của các em để đưa ra những gợi ý, tham vấn để các em tự giải quyết vấn đề bằng nội lực của mình. Người giáo viên chủ nhiệm luôn bên cạnh và hỗ trợ, giúp đỡ các em khi cần thiết nhưng chú ý không can thiệp quá sâu để đảm bảo quyền tự do của học sinh.

1.2.3. Giáo viên chủ nhiệm là người phối hợp các lực lượng giáo dục và các nguồn lực giáo dục

Người giáo viên chủ nhiệm là đầu mối nối kết tập thể học sinh với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. Để triển khai các hoạt động của nhà trường một cách thống nhất, đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, người giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động của lớp theo chỉ đạo chung của nhà trường, đảm bảo sự thông suốt các thơng tin quản lí từ Hiệu trưởng xuống các tập thể lớp.

Giáo viên chủ nhiệm chính là người thay mặt tập thể học sinh để phản ánh lên nhà trường những tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề thực

tiễn đang tồn tại hay những khó khăn của tập thể. Từ đó Hiệu trưởng có được những thơng tin ngược chuẩn xác, kịp thời để định hướng, lập kế hoạch, điều chỉnh cũng như thực hiện các giải pháp đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm cũng chính là người đại diện cho quyền lợi của học sinh trong lớp phản ánh những nhu cầu, đề nghị của học sinh với hội đồng sư phạm, với các đoàn thể trong nhà trường để giải quyết những quyền lợi chính đáng của học sinh. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng cần xây dựng mối quan hệ phối hợp tích cực với các giáo viên bộ môn, với tổ chức Đồn TNCS và Đội TNTP Hồ Chí Minh cùng tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm cịn có nhiệm vụ truyền đạt những chủ trương giáo dục của nhà trường và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh đến cha mẹ học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm cần tạo điều kiện, nâng cao ý thức trách nhiệm, phối hợp tác động với Hội cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội khác để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra.

HOẠT ĐỘNG: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG PHỔ THƠNG

Mục tiêu:

- Phân tích vị trí, vai trị của giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông.

- Liên hệ với thực tế tại các nhà trường phổ thông hiện nay. Thời gian: 45 phút.

Phương pháp, kĩ thuật: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm; Động não, KWLH.

Cách tiến hành:

Bước 1

Giảng viên phát cho mỗi sinh viên 1 phiếu học tập chứa 4 cột: K (kiến thức đã biết), W (kiến thức muốn tìm hiểu), L (kiến thức thu được sau bài học),

H (định hướng nghiên cứu) và yêu cầu sinh viên điền nội dung vào cột K và cột L trước tiên trong vịng 5 phút.

Giảng viên khuyến khích sinh viên giải thích về những kiến thức đã biết về đội hình đội ngũ. Có thể đặt 1 số câu hỏi giúp học sinh động não: “Em hãy nói những điều em đã biết về cơng tác chủ nhiệm lớp tại nhà trường phổ thông? Người giáo viên chủ nhiệm ở các nhà trường phổ thơng làm những cơng việc gì?”...

Ở cột W, giảng viên có thể đặt những câu hỏi tiếp nối, gợi mở: “Em nghĩ em sẽ biết thêm những gì sau khi nghiên cứu về vị trí, vai trị của người giáo viên chủ nhiệm?” hoặc “Các em có muốn tìm hiểu về các kĩ năng cần thiết của người giáo viên chủ nhiệm khơng?”... tránh tình trạng sinh viên ghi “khơng biết” hoặc chưa có ý tưởng.

Bước 2

Giảng viên thuyết trình, phân tích vị trí, vai trị của giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông.

Bước 3

Giảng viên yêu cầu sinh viên ghi tiếp nội dung vào cột L.

Ngồi việc bổ sung câu trả lời, khuyến khích sinh viên ghi vào cột L những điều sinh viên cảm thấy thích. Để đề nghị của sinh viên đánh dấu tích vào những ý tưởng trả lời ở cột W với các ý tưởng sinh viên cảm thấy tâm đắc.

Sau khi sinh viên đã hoàn tất nội dung ở cột L, giảng viên khuyến khích sinh viên nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài học và ghi vào cột H các biện pháp để tìm thơng tin mở rộng.

Giảng viên đề nghị sinh viên tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài đọc không cung cấp câu trả lời.

Bước 4

Giảng viên cho sinh viên thảo luận những thông tin được ghi nhận ở cột L.

Giảng viên đề nghị sinh viên tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài đọc không cung cấp câu trả lời.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ sư phạm 3: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Văn Quân và ThS. Nguyễn Văn Linh (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)