- Đánh trống con: Tay phải cầm dùi úp tay, đánh vào phách mạnh (số
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
2.3.2. Nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục khác
a) Nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục
Người giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục tồn diện đối với học sinh trong lớp mình phụ trách. Vì vậy,
ngoài việc tổ chức tốt hoạt động học tập, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục toàn diện khác bao gồm: giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật và nhân văn; giáo dục lao động và định hướng nghề nghiệp; giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, thể dục thể thao và vui chơi giải trí. Những nội dung giáo dục này được thực hiện thơng qua các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua hoạt động, giao lưu tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo... hay những hình thức đa dạng khác.
Trong điều kiện xã hội có nhiều biến động như hiện nay, bên cạnh những hoạt động giáo dục truyền thống, nhiều nội dung hoạt động giáo dục khác đã được đưa vào nội dung giáo dục trong nhà trường như giáo dục dân số, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản, giáo dục pháp luật, giáo dục mơi trường, giáo dục phịng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục giá trị sống, giáo dục kĩ năng sống... Những nội dung giáo dục này được đưa vào nhà trường tùy theo từng cấp học, từng loại hình nhà trường và điều kiện của mỗi địa phương. Giáo viên chủ nhiệm cần căn cứ vào yêu cầu chung của nhà trường để tổ chức triển khai đầy đủ và nghiêm túc các hoạt động giáo dục cho tập thể lớp chủ nhiệm.
Tuy nhiên giáo viên chủ nhiệm cần xác định đầy đủ và chính xác các hoạt động giáo dục đó phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của lớp chủ nhiệm hay khơng, có tính đến thứ tự ưu tiên của từng loại hoạt động.
Giáo viên chủ nhiệm cũng cần nhạy bén phát hiện những vấn đề nảy sinh trong tập thể lớp, những nguyện vọng, nhu cầu khác biệt của học sinh để tổ chức thêm các hoạt động giáo dục nhằm khắc phục và giải quyết các vấn đề tồn tại trong tập thể hay đáp ứng đúng các nhu cầu, hứng thú của học sinh.
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục tồn diện chính là biện pháp giáo dục để xây dựng và củng cố các mối quan hệ trong tập thể, tăng cường tính đồn kết, gắn bó giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với tập thể và với giáo viên chủ nhiệm.
Thông qua các hoạt động tập thể cũng góp phần xây dựng môi trường tập thể lành mạnh, thân thiết, phát triển các giá trị truyền thống, nhân văn và định hướng dư luận tập thể lành mạnh. Vì vậy, nội dung tổ
chức hoạt động giáo dục tồn diện cho tập thể lớp ln được giáo viên chủ nhiệm chú trọng đầu tư.
b) Nguyên tắc tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho tập thể học sinh
* Nguyên tắc cùng tham gia
Nguyên tắc cùng tham gia trong các hoạt động giáo dục là thể hiện sự tôn trọng con người, tôn trọng những ý kiến và kinh nghiệm của cá nhân, giúp học sinh tham gia học tập một cách có ý thức, có ý nghĩa.
Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động, được trải nghiệm, chủ động, tích cực trong các hoạt động, được bày tỏ cảm xúc của mình.
Mục tiêu của nguyên tắc này không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức mà cịn hình thành hành vi, thái độ cho học sinh, tạo môi trường học tập vui vẻ, thoải mái, khơng có sự chỉ trích phê phán.
Roger A. Hart đã đưa ra 8 mức độ khác nhau của “thang tham gia” mà học sinh có thể đạt được theo các nấc thang (xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp) sau đây:
8. Học sinh khởi xướng và cùng giáo viên quyết định: Là khi dự án, hoạt động hoặc chương trình do học sinh khởi xướng và việc ra quyết định sẽ được chia sẻ giữa học sinh và giáo viên. Những dự án/ hoạt động này trao quyền cho các em đồng thời giúp các em có thể tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm sống và kĩ năng của giáo viên.
7. Học sinh khởi xướng và điều hành: Là khi học sinh khởi xướng và điều hành dự án, hoạt động hoặc chương trình, giáo viên chỉ tham gia với vai trò hỗ trợ.
6. Giáo viên khởi xướng, quyết định cùng với học sinh: Là khi dự án, hoạt động hoặc chương trình được giáo viên khởi xướng nhưng việc ra quyết định cho giáo viên tham gia.
5. Học sinh được hỏi ý kiến và được thông báo: Là khi học sinh đưa ra ý kiến về dự án, hoạt động hoặc chương trình do giáo viên xây dựng và thực hiện. Học sinh được thông báo là ý kiến đóng góp của các em sẽ được sử dụng như thế nào và kết quả của quyết định do giáo viên đưa ra.
4. Học sinh được giao nhiệm vụ và được thông báo: Là lúc mà học sinh được giao một vai trị cụ thể và được thơng báo là các em sẽ được tham gia như thế nào và tại sao.
3. Hình thức tượng trưng: Là lúc học sinh có vẻ như được có tiếng nói nhưng trong thực tế các em có rất ít hoặc khơng có sự lựa chọn là phải làm gì hoặc tham gia như thế nào.
2. Hình thức trang trí: Là lúc học sinh được sử dụng để trợ giúp hoặc “cổ động” cho việc gì đó một cách tương đối gián tiếp, mặc dù giáo viên không làm ra vẻ như việc đó do chính học sinh đưa ra.
1. Giáo viên điều khiển: Là lúc giáo viên sử dụng học sinh để hỗ trợ những ý định hoặc việc làm của mình và làm ra vẻ như những điều đó do chính học sinh đưa ra.
Như vậy, theo thang này thì ở các mức độ từ 1 - 3 là những mức độ học sinh khơng có sự tham gia. Chỉ bắt đầu từ mức 4 mới thể hiện sự tham gia của các em vào quá trình hoạt động giáo dục.
* Nguyên tắc hợp tác
Nguyên tắc hợp tác trong các hoạt động giáo dục là sự phát huy vai trị chủ động, tích cực của mọi học sinh để tất cả học sinh kể cả những học sinh nhút nhát, bị “cô lập” được tham gia vào mọi khâu của q trình tổ chức hoạt động.
Ngun tắc này địi hỏi khi tổ chức các hoạt động giáo dục, người đứng ra tổ chức hoạt động cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Động viên và tạo cơ hội để mọi học sinh được phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động. Học sinh cần được tham gia vào mọi khâu của quá trình hoạt động từ việc lập kế hoạch, phân cơng chuẩn bị, tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động, rút kinh nghiệm.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động cần yêu cầu học sinh phối hợp hoạt động, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân và các nhóm. Giáo viên có thể tăng cường sự phụ thuộc tích cực trong tập thể bằng cách tạo ra cho mỗi thành viên phải chuẩn bị một phần của thông tin tài liệu hoặc những cơng cụ cần thiết để thực hiện hoạt động. Vì vậy, các thành viên phải kết hợp với nhau để đạt được mục đích chung.
- Để tạo ra các kĩ năng cộng tác giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu thế nào là kĩ năng cộng tác và giúp các em luyện tập kĩ năng đó. Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên cần phải theo dõi, xử lí sự phối hợp trong nhóm.
- Ln ln phiên vai trị chỉ huy và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong tồn bộ chương trình tổ chức hoạt động. Giáo viên cần tạo cơ hội cho mỗi học sinh đều được trải nghiệm các vai trị khác nhau để có kinh nghiệm hợp tác phong phú, tránh tạo ra tâm lý, thói quen chỉ huy người khác hoặc thụ động khi tham gia.
- Khi phân nhóm học sinh nên phân chia theo nhóm hỗn hợp về năng lực, đạo đức, giới tính, sức khỏe... Giáo viên cần giúp học sinh xóa bỏ những khác biệt khi làm việc cùng nhau, học hỏi, bổ sung, giúp đỡ lẫn nhau, phát triển các mối quan hệ đoàn kết, thân thiện và hiểu biết lẫn nhau.
* Nguyên tắc phức hợp
Nguyên tắc phức hợp trong các hoạt động giáo dục là sự đảm bảo việc thực hiện mục tiêu hồn thành cơng việc được giao đồng thời hướng tới giáo dục tồn diện nhân cách học sinh. Nói cách khác nguyên tắc phức hợp là sự kết hợp giữa nguyên tắc cùng tham gia và nguyên tắc hợp tác.
Để thực hiện được nguyên tắc này, người giáo viên đặt ra được các mục tiêu kép trong mỗi hoạt động. Cụ thể là việc hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ giáo dục song hành với giáo dục về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, lao động.
Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho học sinh để đảm bảo tất cả các em cùng được tham gia, cùng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau; kích thích, khơi gợi suy nghĩ của học sinh và lắng nghe ý kiến của họ; tìm ra những ý kiến hợp lí để khẳng định, khen ngợi giúp học sinh củng cố niềm tin vào bản thân, tăng thêm niềm tin vào bản thân mình; tương tác thầy - trị dưới dạng trao đổi thơng tin, ý tưởng, tư vấn, thừa nhận và khuyến khích.
Trong q trình thực hiện các mục tiêu, giáo viên cần hợp tác với học sinh nhằm trao đổi ý tưởng khi đề xuất các vấn đề, xác định mục đích,
nhiệm vụ, cách thức thực hiện và lập kế hoạch, hướng dẫn sinh viên phân công nhiệm vụ cho nhau để đảm bảo mỗi sinh viên đều được tham gia vào các hoạt động, từ đó tự hồn thiện nhân cách, nâng cao các phẩm chất, năng lực cho bản thân.