- Đánh trống con: Tay phải cầm dùi úp tay, đánh vào phách mạnh (số
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
2.3.1. Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động học tập
Hoạt động học tập luôn là hoạt động thường xuyên và quan trọng nhất trong nhà trường phổ thơng. Vì vậy, tổ chức mơi trường học tập tốt, hình thành nề nếp học tập, phát triển động cơ, hứng thú học tập đúng đắn trong tập thể là một nội dung cần thiết trong công tác chủ nhiệm.
Để lớp chủ nhiệm thực hiện tốt hoạt động học tập, trước hết giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức tốt việc thực hiện các nề nếp, nội qui học tập: Đi học đầy đủ, đúng giờ; học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; chuẩn bị đồ dùng và sách vở đầy đủ theo qui định của từng môn học; thực hiện nghiêm túc hoạt động truy bài đầu giờ, hoạt động ôn bài trong giờ chuyển tiết; không mất trật tự, không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại trong giờ học; ghi chép bài đầy đủ; tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài; nghiêm túc trong giờ kiểm tra...
Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý tổ chức các hoạt động hỗ trợ tích cực cho việc học tập của học sinh như tổ chức thảo luận về phương pháp học tập, phổ biến những qui định trong học tập, trong kiểm tra, đánh giá; hướng dẫn học sinh cách học, cách đọc sách, cách ghi chép, tổng hợp vấn đề; tổ chức hoạt động thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học sinh hay cá nhân học sinh; hướng dẫn học sinh biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập; nêu gương, khen thưởng những học sinh có thành tích học tập cao và những học sinh có tiến bộ trong học tập...
Để nâng cao kết quả học tập trong lớp, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức thảo luận với học sinh để đề ra những mục tiêu học tập cụ thể, những kết quả học tập mong muốn và biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
Ngồi ra, mỗi giáo viên cũng cần phối hợp với giáo viên bộ mơn để có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ những học sinh giỏi hoặc học sinh yếu, kém để nâng cao kết quả học tập, cùng với giáo viên bộ môn thống nhất các yêu cầu học tập trong lớp, thống nhất về phương pháp dạy học, xây dựng phong trào học tập tích cực cho tất cả học sinh.
Bên cạnh đó, để cả giáo viên và học sinh cùng nắm được những yêu cầu của nhà trường, của tập thể lớp đối với hoạt động học tập, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với gia đình học sinh, yêu cầu gia đình tạo những điều kiện thuận lợi để hoạt động học tập của học sinh đạt hiệu quả cao.