Nội dung tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ sư phạm 3: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Văn Quân và ThS. Nguyễn Văn Linh (Trang 61 - 62)

- Đánh trống con: Tay phải cầm dùi úp tay, đánh vào phách mạnh (số

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

2.1.1. Nội dung tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm thể chất, tâm sinh lý của từng cá nhân học sinh như chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe, các bệnh mãn tính, khuyết tật... để có những biện pháp tác động phù hợp như bố trí chỗ ngồi hợp lí, phân cơng cơng việc phù hợp, tạo sự thơng cảm, giúp đỡ bạn có khó khăn về thể lực...

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm về tâm lý, tính cách học sinh. Mỗi học sinh trong lớp chủ nhiệm sẽ có thái độ, tình cảm khác nhau, đặc điểm tính cách riêng biệt, có năng khiếu, sở trường nhu cầu, hứng thú đa dạng và phong phú. Vì vậy mỗi học sinh sẽ có mức độ đáp ứng trước các tác động giáo dục là khác nhau. Nắm được những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân học sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm có sự nhạy cảm trong chọn lựa biện pháp giáo dục học sinh, tạo nên mối liên hệ tình cảm thầy trị đặc biệt hơn so với các giáo viên bộ môn khác.

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu mức độ nhận thức, khả năng tư duy của mỗi học sinh, nắm được quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh trong từng giai đoạn để động viên, nhắc nhở kịp thời hoặc phối hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh để giúp đỡ các em trong học tập.

- Giáo viên chủ nhiệm cần nắm được hồn cảnh gia đình mỗi học sinh, về điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, quan điểm của cha mẹ trong giáo dục con cái... Hiểu được điều kiện sống của mỗi học sinh giúp giáo viên chủ nhiệm xác định được những thuận lợi, khó khăn tác động đến học sinh để tư vấn, phối hợp với cha mẹ trong quản lí và giáo dục con em mình.

Ngồi ra, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý tìm hiểu những mối quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội, lối sống, phong cách của mỗi học sinh để giúp học sinh có định hướng giá trị đúng đắn trong cuộc sống, tham vấn cho các em trong lúc khó khăn, phát huy khả năng tự giáo dục của mỗi cá nhân học sinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ sư phạm 3: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Văn Quân và ThS. Nguyễn Văn Linh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)