Phương pháp lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ sư phạm 3: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Văn Quân và ThS. Nguyễn Văn Linh (Trang 80 - 81)

- Đánh trống con: Tay phải cầm dùi úp tay, đánh vào phách mạnh (số

1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Khái niệm lập kế hoạch

1.4. Phương pháp lập kế hoạch

Bước 1

Thiết lập mục tiêu chung cần đạt được, thời gian cần hồn thành, các u cầu cơng việc. Đây là bước đầu tiên và mang tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của bản kế hoạch. Việc đề ra mục tiêu chung sẽ giúp giáo viên có được cái nhìn tổng qt nhất cho hoạt động, về số lượng cũng như trình tự thời gian thực hiện các công việc.

Bước 2

Xây dựng hệ thống các công việc cần làm. Ở bước này, mỗi giáo viên cần liệt kê được tất cả các nội dung phục vụ các mục tiêu vừa thiết lập.

Bước 3

Vạch ra ra cột mốc cần đạt được để hoàn thành mục tiêu vừa thiết lập. Các cột mốc này giúp giáo viên định hướng được những công việc cần tập trung làm ngay và chưa khẩn cấp để có nhưng ưu tiên nhất định cho mỗi loại cơng việc (có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các loại cơng việc để dễ hình dung).

Bước 4

Thiết lập các mục tiêu tương ứng cho mỗi hoạt động. Mục tiêu này có thể là về thời gian, về kết quả mong muốn đạt được. Cần lưu ý rằng, để mục tiêu là phù hợp, cần phải bám sát với mong muốn và khả năng của chính bản thân mỗi giáo viên. Nếu đặt mục tiêu q cao, khơng mang tính thực tiễn và lạc quan thái q sẽ gây khó khăn trong hồn thành hoạt động hoặc gây giảm ý chí thực hiện các cơng việc khác.

Bước 5

Xác định những điều kiện, phương tiện, nguồn lực cần thiết để tổ chức hoạt động. Trong bước này, giáo viên cũng có thể vạch ra các phương án dự phịng nếu những điều kiện, phương tiện nguồn lực sẵn có khó đáp ứng yêu cầu của hoạt động để đảm bảo việc thực hiện hoạt động thuận lợi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ sư phạm 3: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Văn Quân và ThS. Nguyễn Văn Linh (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)