- Đánh trống con: Tay phải cầm dùi úp tay, đánh vào phách mạnh (số
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
2.2.1. Nội dung và phương pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện
Môi trường học tập, giáo dục là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả giáo dục. Môi trường học tập thân thiện trong đó có các mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng, dân chủ nhằm tạo ra môi trường cảm thông, chia sẻ, hợp tác với nhau sẽ tạo nên động lực giúp mỗi cá nhân được phát triển mọi khả năng riêng biệt của mình.
Mơi trường lớp học thân thiện thể hiện sự bình đẳng, khơng kì thị, khơng phân biệt về giới tính, thể chất, trí tuệ, tâm lý, hồn cảnh xuất thân và các đặc điểm khác. Môi trường lớp học như vậy tạo nên cảm giác an toàn, yêu thương, tôn trọng quyền tự do của mỗi cá nhân, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của mỗi các nhân cũng như của chung cả tập thể. Vì vậy đây chính là một nội dung quan trọng trong cơng tác chủ nhiệm của giáo viên.
Để xây dựng môi trường lớp học thân thiện cần hướng đến những nội dung công việc sau:
* Xây dựng các mối quan hệ trong lớp học
- Quan hệ tổ chức:
Là quan hệ của các cá nhân theo nội dung, kỉ luật của tập thể. Tất cả học sinh phải tuân thủ quan hệ này với ý thức tự giác cao. Mối quan hệ tổ chức này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của tập thể, đảm bảo cho tập thể phát triển theo đúng định hướng đề ra.
- Quan hệ chức năng:
Là quan hệ trách nhiệm công việc của các thành viên trong tập thể. Trong tập thể, mỗi thành viên được phân cơng đảm nhận những cơng
việc khác nhau. Để hồn thành nhiệm vụ, mỗi thành viên phải liên hệ, hợp tác với các thành viên khác và tuân theo nguyên tắc, kế hoạch chung. Quan hệ chức năng tốt đẹp được thể hiện ở sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong tập thể lớp và cùng hồn thành cơng việc.
- Quan hệ tình cảm:
Là quan hệ bạn bè đồn kết, thân ái, tương trợ, động viên, khích lệ nhau trong mọi hoạt động. Các mối quan hệ này được nảy sinh và phát triển thơng qua q trình học sinh được cùng học tập, sinh hoạt và giao lưu cùng nhau. Để xây dựng tốt các mối quan hệ này, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến cả nhóm chính thức và nhóm khơng chính thức để tạo nên sự thống nhất, đoàn kết trong tập thể.
Để xây dựng các mối quan hệ tốt trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm cần: - Chú trọng việc giáo dục tư tưởng, quan điểm cho học sinh, định hướng rõ mục tiêu phấn đấu cho cá nhân và tập thể.
- Tổ chức các hoạt động thảo luận, trao đổi tích cực giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh để tìm thấy tiếng nói chung, để dễ cảm thơng và có nhiều cơ hội được chia sẻ.
- Cần tổ chức nhiều hoạt động tập thể để học sinh có điều kiện được tham gia hoạt động cùng nhau, được hướng dẫn, giúp đỡ các bạn khác và nhận được sự giúp đỡ của các bạn.
- Cần nhạy cảm trong việc phân chia cơ cấu tổ chức tổ, nhóm hợp lí, hướng dẫn bầu chọn đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, được các bạn cơng nhận, chú ý bồi dưỡng và nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ và giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong các mối quan hệ giữa học sinh với học sinh.
Ngoài ra, để xây dựng và phát triển những mối quan hệ trong tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm cần có cơ chế ràng buộc rõ ràng về ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân trước tập thể lớp, qui định rõ về chức năng và công việc của cá nhân, của tổ, nhóm hay của tập thể để thuận lợi trong cơng tác chủ nhiệm lớp.
* Xây dựng văn hóa truyền thống, viễn cảnh và dư luận tập thể lành mạnh
Văn hóa lớp học được hiểu là những giá trị, niềm tin, chuẩn mực, đặc trưng hành vi ứng xử... của một lớp học và khác biệt với các lớp học khác. Văn hóa ứng xử tạo nên phong cách riêng để mỗi thành viên đều cảm thấy tự hào, được mọi thành viên trong tập thể chấp nhận và tích lũy trở thành truyền thống. Truyền thống là nét đẹp tiêu biểu, những thành công của tập thể đã được duy trì lâu dài. Truyền thống đẹp tạo nên sức mạnh, niềm tự hào của mỗi thành viên phấn đấu hơn nữa. Truyền thống còn tạo cho tập thể đồn kết, nhất trí, tạo động lực vượt qua khó khăn vươn tới thành cơng mới. Văn hóa và truyền thống đã tạo nên bầu khơng khí tâm lý đặc trưng khác biệt của tập thể, thúc đẩy mỗi cá nhân trân trọng, giữ gìn trong quá trình sinh hoạt trong tập thể. Thậm chí khi chia tay tập thể, cá nhân học sinh vẫn có những kỉ niệm đẹp, ghi nhớ và tự hào về truyền thống và phong cách đặc trưng riêng của tập thể lớp.
Viễn cảnh của tập thể chính là mục tiêu, tầm nhìn có tác dụng định hướng cho sự phát triển của tập thể. Viễn cảnh góp phần tạo nên động lực thúc đẩy tập thể phấn đấu đạt được những mục tiêu đề ra. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển của tập thể. Cần chú ý những mục tiêu đó có thể là mục tiêu ngắn hạn, trước mắt, có thể phấn đấu đạt được trong một khoảng thời gian ngắn, có tác dụng động viên khích lệ tập thể. Hoặc đó là mục tiêu dài hạn, phải thực hiện theo một kế hoạch hay lộ trình cụ thể để đạt được mục tiêu.
Dư luận tập thể lành mạnh là những thái độ, ý kiến, quan điểm đúng đắn, vì sự tiến bộ của mỗi thành viên và sự phát triển của tập thể trước những hành vi tốt hay chưa tốt. Những hành vi tốt được dư luận tập thể ủng hộ và bảo vệ, ghi nhận, còn những hành vi chưa đúng sẽ bị dư luận tập thể phản đối, lên án, thậm chí tẩy chay. Dư luận tập thể lành mạnh không chỉ điều chỉnh được thái độ, hành vi của cá nhân mà còn định hướng cho sự phát triển của cá nhân và tập thể. Khi sử dụng dư luận tập thể như một phương tiện giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn tập thể phải có thái độ tích cực, thiện chí, tơn trọng nhân cách của mỗi người, cần phân biệt rõ hành vi và nhân cách, đặc biệt phê phán, lên án hành vi tiêu
cực chứ không đồng nhất với giá trị nhân cách hay phủ nhận cái tôi của cá nhân. Dư luận tập thể lành mạnh phải thể hiện sự công bằng đối với các thành viên trong tập thể, không phân biệt vị trí, ảnh hưởng của cá nhân trước lớp hay những điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xuất thân của học sinh.
Để xây dựng văn hóa truyền thống và viễn cảnh của tập thể, ngay từ khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận về các vấn đề cụ thể của lớp học như: xác định các giá trị của tập thể đã có; những văn hóa truyền thống nào cần gìn giữ và phát huy; những mục tiêu, viễn cảnh các em mong muốn đạt được... Giáo viên ln cần khích lệ để mọi thành viên cùng suy nghĩ mình có thể đóng góp những gì để xây dựng tập thể lớp như mong muốn. Từ đó cùng học sinh xây dựng các cam kết của cá nhân, của tổ nhóm cũng như của tập thể và phương hướng, cách thức thực hiện những cam kết đó.
Giáo viên cần biết khuyến khích dư luận tập thể lành mạnh bằng cách khơi dậy ý thức trách nhiệm vì mục tiêu chung của tập thể, vì sự tiến bộ của mọi người. Cần hướng dẫn học sinh nhận thức được hậu quả của lối sống thờ ơ, vô cảm trong tập thể, cần nhạy cảm để ngăn chặn kịp thời những hiện tượng a dua theo số đơng. Khuyến khích dư luận tập thể được thể hiện công khai, nghiêm túc trong các cuộc họp chung của lớp, mỗi cá nhân đều được chia sẻ những quan điểm, ý kiến của mình trước những hành vi, thái độ không mong đợi của bạn. Giáo viên chủ nhiệm nên hướng dẫn học sinh biết lắng nghe một cách tích cực, thiện chí và biết chia sẻ những vấn đề của bạn. Giáo viên cần quan tâm đến những thành tích học sinh đạt được để động viên, khuyến khích kịp thời và giáo dục tuyên truyền để làm lan tỏa những kết quả đó trước tập thể.
* Xây dựng nội qui lớp học
Nội qui, nề nếp, kỉ luật là những điều cần thiết để xây dựng môi trường lớp học thân thiện, lành mạnh và an toàn đối với học sinh. Nội qui, nề nếp hoạt động cũng là sự phản ánh văn hóa, truyền thống của lớp học, giúp học sinh dễ xác định những hành vi, thái độ phù hợp và không phù hợp. Vì vậy, lơi cuốn sự tham gia của học sinh cùng xây dựng nội qui, nề nếp, kỉ luật trong lớp học là rất cần thiết.
Trong q trình học tập ở nhà trường phổ thơng, những nội qui, nề nếp thường tập trung vào các loại nề nếp: nề nếp học tập, nề nếp kỉ luật và nề nếp hoạt động tập thể. Tùy theo trình độ phát triển của tập thể mà giáo viên chủ nhiệm phải xác định rõ những nề nếp nào chưa có cần hình thành; nề nếp nào đã có nhưng chưa tốt, chưa ổn định cần củng cố và những nề nếp đã tốt cần tiếp tục duy trì và phát huy. Tuy nhiên, cần ý thức rõ việc xác định những nội qui, nề nếp này không phải là qui định do giáo viên chủ nhiệm áp đặt mà phải lôi cuốn được học sinh tham gia xây dựng nội qui thì các em mới tự giác, tự nguyện thực hiện mà không bị cảm giác áp đặt, cưỡng chế.
Để xây dựng nội qui, nề nếp hoạt động của tập thể lớp, người giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn học sinh nắm được và yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui chung của nhà trường. Bên cạnh đó hướng dẫn học sinh thảo luận để bổ sung thêm những qui định, những yêu cầu riêng đối với tập thể lớp và nâng những qui định riêng đó trở thành giá trị chuẩn mực, phong cách riêng của tập thể lớp mình. Điều này sẽ động viên được học sinh tự giác thực hiện nghiêm túc.
Sau khi đã thống nhất được các qui định về nội qui của lớp, giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn học sinh thảo luận để trả lời được các câu hỏi: để thực hiện tốt nội qui mỗi học sinh cần làm gì; điều gì đang cản trở gây khó khăn cho việc thực hiện nội qui đó; mỗi người cần khắc phục và từ bỏ những thói quen nào; ai sẽ giám sát việc thực hiện nội qui... Đồng thời cần hướng dẫn học sinh thảo luận để thống nhất những hình thức khen thưởng hay kỉ luật đối với những hành vi đúng hay hành vi vi phạm nội qui tập thể đề ra. Nên hướng dẫn học sinh viết nội qui riêng của lớp với hình thức đẹp, câu chữ ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc và giáo dục học sinh có ý thức tự hào, tự giáo dục bản thân theo những yêu cầu của nội qui đã đề ra.
Môi trường lớp học thân thiện là môi trường tập thể có những mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên mang đậm tính nhân văn, có dư luận tập thể lành mạnh, có mục tiêu, viễn cảnh tập thể trong sáng, cao đẹp, có nội qui, nề nếp hoạt động khoa học, hợp lí và phù hợp với đặc điểm của tập thể học sinh. Môi trường lớp học thân thiện ấy dựa trên sự tơn trọng, u thương, đồn kết, ý thức trách nhiệm,
chia sẻ, cảm thông và hợp tác. Mơi trường đó sẽ tạo nên niềm vui, sự hứng khởi cho cả học sinh và giáo viên mỗi ngày đến trường, là động lực để khích lệ học sinh đạt được kết quả cao trong quá trình học tập.