Động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo phụng sự đến động lực làm việc của nhân viên tại các công ty công ích khu vực TPHCM (Trang 26 - 27)

2.1 Các khái niệm

2.1.5. Động lực làm việc

Trước khi tìm hiểu khái niệm động lực làm việc, thì ta cần xem xét khái niệm động lực là gì. Động lực là một thuật ngữ được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Trong kinh tế, động lực được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

Theo Mitchell (1999), động lực là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới và lựa chọn để liên kết với các hành vi hoạt động của chính bản thân họ.

Theo Bolton (1986) thì động lực được định nghĩa như một khái niệm để mô tả các yếu tố được các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng đạt được mục tiêu.

Theo David J. Teece, Gary Pisano, và Amy Shuen (1997) với học thuyết về nguồn năng lực động thì các tác giả định nghĩa rằng: Nguồn năng lực động là khả năng của một doanh nghiệp kết nối, xây dựng và tái cấu trúc năng lực cạnh tranh nội bộ và bên ngoài khi mơi trường bên ngồi thay đổi một cách nhanh chóng. Nguồn năng lực động có thể được phân biệt từ các nguồn năng lực hoạt động thuộc về các hoạt động hiện tại của một tổ chức. Theo Helfat và cộng sự (2007) thì nguồn năng lực động dùng để chỉ khả năng của một tổ chức để tạo nên mục tiêu hoàn chỉnh, mở rộng và hiệu chỉnh mục tiêu đó dựa trên các nguồn lực cơ bản. Giả định cơ bản của thuyết nguồn năng lực động là năng lực cốt lõi nên được sử dụng để hiệu chỉnh vị thế cạnh tranh ngắn hạn, điều mà có thể được sử dụng để xây dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Từ những khái niệm như trên, ta có thể hiểu một cách khái quát động lực là tất cả những gì nhằm thơi thúc, khuyến khích động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu.

Từ đó, ta có thể khái niệm động lực làm việc trong một tổ chức là những sự kích thích, khuyến khích, động viên nhân viên thực hiện những hành vi và làm việc theo mục tiêu. Giữa lợi ích và nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nhu

cầu xuất hiện thì con người sẽ tìm cách để thỏa mãn nhu cầu, kết quả của sự thỏa mãn nhu cầu là lợi ích đạt được. Lợi ích đạt được càng cao thì động lực thơi thúc nhân viên làm việc càng lớn. Khi khoảng cách giữa nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu chưa được rút ngắn thì nó vẫn cịn thúc đẩy nhân viên làm việc để rút ngắn khoảng cách đó. Điều đó chính là động lực, động lực sẽ là nhân tố rút ngắn khoảng cách đó nhằm đem lại lợi ích cao nhất.

Theo nghiên cứu của Richard và Edward (2000), động lực bên trong và bên ngoài đã được nghiên cứu rộng rãi, và sự khác biệt giữa chúng đã làm sáng tỏ quan trọng trên cả hai thực tiễn phát triển và giáo dục. Trong bài nghiên cứu của các tác giả, họ xem lại các định nghĩa cổ điển của động lực bên trong và bên ngoài dưới sự soi sáng của nghiên cứu hiện đại và lý thuyết. Động lực bên trong vẫn là một cấu trúc quan trọng, phản ánh xu hướng tự nhiên của con để tìm hiểu và đồng hóa. Tuy nhiên, động lực bên ngoài được lập luận khác nhau về quyền tự chủ tương đối của nó và do đó, hoặc có thể phản ánh điều khiển bên ngồi hay sự thật tự quy định. Các mối quan hệ của cả hai loại động cơ với nhu cầu cơ bản của con người cho quyền tự chủ, năng lực và quan hệ được thảo luận.

Trong hoạt động của một tổ chức, muốn đạt được hiệu quả hoạt động cao, gia tăng năng suất làm việc thì bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải có đội ngũ nhân viên có năng lực và thái độ làm việc tốt. Ngồi các vấn đề chun mơn, đạo đức thì vấn đề động lực làm việc là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động. Để tạo cho nhân viên niềm vui, tích cực và có tính sáng tạo cao trong cơng việc thì cần phải đề cao vấn đề gia tăng động lực làm việc cho nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo phụng sự đến động lực làm việc của nhân viên tại các công ty công ích khu vực TPHCM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)