Nghiên cứu sơ bộ định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo phụng sự đến động lực làm việc của nhân viên tại các công ty công ích khu vực TPHCM (Trang 45 - 50)

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được tiến hành nhằm mục đích kiểm định độ tin cậy và giá trị của các thang đo đã xây dựng.

Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua kỹ thuật gửi phiếu khảo sát và thu về bảng trả lời từ các lãnh đạo cấp trung bằng bảng câu hỏi với 5 câu hỏi phân loại và 19 câu hỏi chi tiết tại các cơng ty cơng ích khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Qua cuộc khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng các câu hỏi phỏng vấn đều được các lãnh đạo cấp trung hiểu một cách rất rõ ràng và chính xác. Việc làm này sẽ làm

cho các kết quả từ bảng câu hỏi trở nên đáng tin cậy hơn. Kết quả thu về được 40/40 phiếu hợp lệ. Sau đó, bài nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu sơ bộ và tiến hành các kiểm định cần thiết.

3.4.1. Đánh giá sơ bộ thang đo

Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đại diện cho những gì nó cần đo, đồng nghĩa với việc thang đo đó khơng bị sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Để đánh giá độ tin cậy khi sử dụng thang đo, các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng việc phân tích hệ số Cronbach Alpha. Nếu giá trị hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hair và cộng sự, 2010).

Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng tiêu chuẩn hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên. Đồng thời, các biến quan sát có hệ số tương quan so với biến tổng (Corrected item – Total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 2010).

Ngồi ra, tơi cũng sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA, trong đó hệ số tải nhân tố của các biến quan sát phải ≥ 0,5, tổng phương sai trích phải ≥ 50% (Hair và cộng sự, 1998).

Mục đích của bước này nhằm đánh giá sự phù hợp của các thang đo về mặt nội dung, tính rõ ràng, từ ngữ. Thang đo sau đánh giá sơ bộ sẽ được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Bảng 3.6. Phân tích sơ bộ hệ số Cronbach Alpha

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đó nếu loại biến Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến Phong cách lãnh đạo phụng sự, Cronbach Alpha = 0,934

PC1 21,0000 22,923 0,842 0,919 PC2 21,9250 23,969 0,746 0,928 PC3 21,5250 23,179 0,757 0,927 PC4 21,2250 22,640 0,832 0,920 PC5 21,5000 22,769 0,804 0,922 PC6 21,2000 23,805 0,669 0,935 PC7 21,0250 23,307 0,879 0,917

Tính đặc trưng mục tiêu cơng việc, Cronbach Alpha = 0,600

MT1 4,1750 0,558 0,471

MT2 3,3000 1,344 0,471

Sự tự tin, Cronbach Alpha = 0,863

TT1 6,8000 1,138 0,910 0,631

TT2 6,6000 2,092 0,490 10,000

TT3 7,8000 1,138 0,910 0,631

Phần thưởng bên ngoài, Cronbach Alpha = 0,707

PT1 6,8250 1,020 0,661 0,427

PT2 7,7000 1,344 0,717 0,468

Động lực làm việc, Cronbach Alpha = 0,727

DL1 9,5750 3,071 0,520 0,669

DL2 10,3000 3,549 0,625 0,619

DL3 10,4000 3,169 0,445 0,725

DL4 10,3000 3,805 0,558 0,659

(Nguồn: kết quả xử lý từ phần mềm SPSS của tác giả)

Kết quả phân tích sơ bộ thang đo được trình bày trong bảng 3.6, bảng 3.7 và phụ lục E. Có thể thấy được rằng các thang đo sơ bộ đều đạt độ tin cậy, cụ thể:

Thang đó phong cách lãnh đạo phụng sự có hệ số Cronbach Alpha tổng là 0,934 > 0,6. Toàn bộ hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo phong cách lãnh đạo phụng sự đều lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2010).

Với thang đo tính đặc trưng mục tiêu công việc có hệ số Cronbach Alpha là 0,6>= 0,6. Và toàn bộ hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo tính đặc trưng mục tiêu cơng việc đều lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2010).

Thang đo sự tự tin có hệ số Cronbach Alpha là 0,863 > 0,6. Toàn bộ hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo sự tự tin có đều lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2010).

Thang đo phần thưởng bên ngoài có hệ số Cronbach Alpha là 0,707 > 0,6. Toàn bộ hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo phần thưởng bên ngoài đều lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2010).

Thang đo động lực làm việc có hệ số Cronbach Alpha là 0,727 > 0,6. Toàn bộ hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo động lực làm việc đều lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2010).

Ngoài ra, kết quả phân tích EFA sơ bộ được trình bày trong bảng 3.7, cho thấy tổng phương sai trích được đều lớn hơn 50%. Khơng có biến nào bị loại do tất cả

các biến có hệ số tải đều lớn hơn 0,5 (Hair và cộng sự, 1998). Kết hợp với các kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha đều thỏa các điều kiện về độ tin cậy, ta thấy phân tích nhân tố khám phá EFA sơ bộ trích được các nhân tố phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của chúng tơi và do đó chúng tơi sẽ sử dụng các nhân tố này để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức.

Cụ thể hơn, đối với thang đo phong cách lãnh đạo phụng sự, phương sai trích được đạt 72,328% > 50% và các hệ số tải đều lớn hơn 0,5 (Hair và cộng sự, 1998). Thang đo tính đặc trưng mục tiêu công việc có phương sai trích được đạt đến 73,535% > 50% và các hệ số tải đều lớn 0,5 (Hair và cộng sự, 1998). Với thang đo sự tự tin, phương sai trích được đạt đến 78,488% > 50% và các hệ số tải đều lớn 0,5 (Hair và cộng sự, 1998). Bên cạnh đó, thang đo phần thưởng bên ngồi có giá trị phương sai trích được xấp xỉ 68,67% >50% và các hệ số tải đều lớn 0,5 (Hair và cộng sự, 1998). Cuối cùng, với thang đo động lực làm việc, phương sai trích được đạt 57,855% > 50% và các hệ số tải đều lớn 0,5 (Hair và cộng sự, 1998).

Bảng 3.7. Phân tích sơ bộ nhân tố khám phá EFA Phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo

phụng sự Mục tiêu Sự tự tin

Biến quan sát Nhân tố Biến quan sát Nhân tố Biến quan sát Nhân tố

PC7 0,916 MT2 0,858 TT1 0,966 PC1 0,891 MT1 0,858 TT3 0,966 PC4 0,879 TT2 0,699 PC5 0,864 PC3 0,825 PC2 0,815 PC6 0,753

Eigenvalue 5,063 Eigenvalue 1,471 Eigenvalue 2,355

Phương sai trích 72,328% Phương sai trích 73,535% Phương sai trích 78,488% Cronbach Alpha 0,934 Cronbach Alpha 0,600 Cronbach Alpha 0,863

Phần thưởng bên ngoài Động lực làm việc

PT1 0,943 DL2 0,848 PT2 0,940 DL4 0,809 PT3 0,535 DL1 0,724 DL3 0,644 Eigenvalue 2,060 Eigenvalue 2,314 Phương sai trích 68,670% Phương sai trích 57,855% Cronbach Alpha 0,707 Cronbach Alpha 0,727

(Nguồn: kết quả xử lý từ phần mềm SPSS của tác giả)

3.4.2. Đánh giá nghiên cứu sơ bộ

Từ nghiên cứu sơ bộ, có thể thấy rằng các thang đo trong bài nghiên cứu này có độ tin cậy khá cao và có thể sử dụng được trong bài nghiên cứu này mà không cần hiệu chỉnh và thay đổi nội dung. Ngoài ra, khi chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát đối với các lãnh đạo cấp trung thông qua các bảng câu hỏi, mặc dù các lãnh đạo cấp trung có các trình độ học vấn khác nhau như: phổ thơng, cao đẳng, đại học, sau đại học nhưng tất cả mọi người đều hiểu rõ ràng về bảng câu hỏi cũng như nội dung bối cảnh và từ ngữ trong bảng câu hỏi. Từ đó có thể thấy rằng, nếu xét về mặt định tính thì các câu hỏi trong bài nghiên cứu gốc hồn tồn có thể áp dụng được trong bối cảnh tại các Cơng ty cơng ích khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo phụng sự đến động lực làm việc của nhân viên tại các công ty công ích khu vực TPHCM (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)