Thông tin tổng quan về mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo phụng sự đến động lực làm việc của nhân viên tại các công ty công ích khu vực TPHCM (Trang 54 - 58)

Thông tin mẫu điều tra được chia và thống kê theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập bình quân/tháng.

Tiếp theo, thông tin mẫu nghiên cứu khi xem xét theo độ tuổi được mơ tả trong hình 4.1. Trong luận văn này, tôi phân chia độ tuổi theo 4 cấp độ là: từ 18 đến 25 tuổi, từ 26 đến 35 tuổi, từ 36 đến 50 tuổi và trên 50 tuổi. Việc phân chia này theo đánh giá của tôi là phù hợp. Với các lãnh đạo có độ tuổi từ 18 – 25 tuổi thì đây là độ tuổi quá thấp với một chức danh lãnh đạo của một phòng ban nghiệp vụ có liên quan, các lãnh đạo cấp trung ở đội tuổi này sẽ có cách đánh giá, cũng như cách nhìn nhận vấn đề tương đối khơng sâu sắc cũng như tồn diện bằng cách lãnh đạo có độ tuổi lớn hơn. Các lãnh đạo có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi sẽ có cách đánh giá tương đối tốt hơn so với các lãnh đạo cấp trung trẻ hơn, tuy nhiên, các lãnh đạo cấp trung này vẫn chưa thật sự có thể thấu hiểu cũng như nhìn nhận mọi việc một cách tồn diện hơn do thâm niên kinh nghiệm chưa thật sự nhiều cũng như cuộc sống gia đình chưa ổn định bằng các lãnh đạo cấp trung có thâm niên cao hơn. Tương tự như vậy, các lãnh đạo cấp trung ở độ tuổi từ 36 – 50 tuổi và trên 50 tuổi sẽ có cuộc sống ổn định cũng như thâm niên kinh nghiệm dày dặn để có thể thấu hiểu nhiều mặt của một vấn đề. Kết quả cho thấy trong 150 các lãnh đạo được khảo sát thì có 4 lãnh

đạo có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi (chiếm hơn 2,67%), 34 lãnh đạo có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi (chiếm 22,67%), 97 lãnh đạo có độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi (chiếm 64,67%) và 15 lãnh đạo có độ tuổi trên 50 tuổi (chiếm 10%). Nhóm lãnh đạo cấp trung có độ tuổi từ 36 – 50 tuổi chiếm đa số sẽ là một thuận lợi cho nghiên cứu vì lãnh đạo cấp trung ở độ tuổi này có thâm niên kinh nghiệm dày dặn cũng như các bài học bổ ích trong cuộc sống để có thể đưa ra các đánh giá chính xác về quy trình làm việc của các lãnh đạo.

Đơn vị tính: người

Hình 4.1. Tình trạng độ tuổi của các lãnh đạo cấp trung được khảo sát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý từ chương trình excel) Thơng tin mẫu nghiên cứu xét theo giới tính, được trình bày trong hình 4.2, bởi vì sự khác biệt trong đánh giá các hoạt động liên quan đến quy trình làm việc của các lãnh đạo sẽ khác nhau giữa nam và nữ. Kết quả cho thấy trong 150 lãnh đạo cấp trung tham gia khảo sát thì có 104 các lãnh đạo tham gia khảo sát là nam (chiếm hơn 69,33%) và 46 là các lãnh đạo nữ (chiếm gần 30,77%). Tỷ lệ này có ý nghĩa

trong kiểm định mẫu vì tỷ trọng đối tượng nghiên cứu được phân bố khá phù hợp và khơng tập trung chủ yếu vào nhóm nào.

Đơn vị tính: người

Hình 4.2. Tình trạng giới tính của các lãnh đạo cấp trung được khảo sát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý từ chương trình excel) Bên cạnh đó, thơng tin mẫu khảo sát khi xem xét theo trình độ học vấn được thể hiện trong hình 4.3. Tơi phân chia trình độ học vấn làm 3 cấp độ là: từ phổ thông trung học trở xuống, cao đẳng – trung cấp và đại học trở lên. Trình độ học vấn thể hiện phần nào khả năng lãnh đạo cấp trung đánh giá quy trình làm việc của lãnh đạo một cách chính xác hay khơng chính xác. Các lãnh đạo cấp trung có trình độ học vấn càng cao thì khả năng họ nhìn nhận các khía cạnh về quy trình làm việc của các lãnh đạo tại các công ty cơng ích tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh càng tinh tế và chính xác hơn so với lãnh đạo cấp trung có mức độ học vấn thấp hơn. Bởi vì việc đánh giá quy trình làm việc của một lãnh đạo đòi hỏi các kiến thức và sự hiểu biết khá sâu, do đó, trình độ học vấn của một người có thể ảnh hưởng đến cái nhìn của họ khi đánh giá quy trình làm việc của lãnh đạo tại một tổ chức trong

trường hợp của bài nghiên cứu này là lãnh đạo của các cơng ty cơng ích khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy trong số 150 lãnh đạo cấp trung được khảo sát thì có 4 lãnh đạo cấp trung có trình độ học vấn từ phổ thơng trung học trở xuống (chiếm 2,67%), 15 lãnh đạo cấp trung có trình độ học vấn là cao đẳng – trung cấp (chiếm 10%) và 131 lãnh đạo cấp trung có trình độ học vấn từ đại học trở lên (chiếm hơn 87,33%).

Đơn vị tính: người

Hình 4.3. Tình trạng học vấn của các lãnh đạo cấp trung được khảo sát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý từ chương trình excel) Cuối cùng, thơng tin mẫu nghiên cứu khi xem xét theo mức thu nhập trong hình 4.4. Tơi phân chia mức thu nhập theo 4 cấp độ: dưới 5 triệu, từ 5 đến dưới 7 triệu, từ 7 đến dưới 9 triệu và từ 9 triệu trở lên. Kết quả cho thấy trong 150 lãnh đạo cấp trung được khảo sát thì khơng có lãnh đạo cấp trung nào có thu nhập dưới 5 triệu, có 13 lãnh đạo cấp trung có thu nhập từ 5 triệu đến dưới 7 triệu đồng chiếm 8,67%, 19 lãnh đạo cấp trung có thu nhập từ 7 đến dưới 9 triệu (chiếm 12,67%), 118 lãnh đạo cấp trung có thu nhập từ 9 triệu trở lên (chiếm 78,67%).

Đơn vị tính: người

Hình 4.4. Tình trạng thu nhập của các lãnh đạo cấp trung được khảo sát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý từ chương trình excel)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phong cách lãnh đạo phụng sự đến động lực làm việc của nhân viên tại các công ty công ích khu vực TPHCM (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)