2.2 Lập luận giả thuyết nghiên cứu
2.2.1. Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo phụng sự và động lực làm việc
Phong cách lãnh đạo phụng sự được dựa trên tiền đề rằng nhà lãnh đạo có khả năng tốt nhất để thúc đẩy nhân viên tập trung nhất đáp ứng nhu cầu của tổ chức và nhu cầu của các nhân viên (Greenleaf, 1970). Những người lãnh đạo quan tâm hơn đến người khác hơn bản thân họ là khiêm nhường, và sự khiêm nhường của họ kích
thích các mối quan hệ mạnh mẽ với nhân viên và khuyến khích nhân viên trở nên hồn tồn cuốn hút vào công việc của họ (Owens và Hekman, 2012). Với việc tập trung vào các hành vi lãnh đạo mà giúp nhân viên thực hiện đầy đủ tiềm năng của họ, lãnh đạo phụng sự đại diện cho một cách tiếp cận tích cực đến hành vi tổ chức (Cameron và Spreitzer, 2012). Người ta cho rằng khi các nhà lãnh đạo đặt ưu tiên vào việc cung cấp sự hỗ trợ hữu hình và tình cảm với nhân viên, hỗ trợ nhân viên để phát huy hết tiềm năng của họ thì những nhân viên này được xem như lãnh đạo, như một vai trò quan trọng trong mơ hình tổ chức và tham gia vào các hành vi thích hợp, khơng qua ép buộc mà bởi vì họ muốn làm như vậy (Greenleaf, 1970).
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng phong cách lãnh đạo phụng sự có liên quan đến kết quả của nhân viên, bao gồm cả thái độ công việc và động lực làm việc và hiệu suất (Van Dierendonck, 2011). Điều này giải thích các kết quả quan trọng vượt ra ngồi các phương pháp tiếp cận lãnh đạo hiện hành, đặt ra lời giải thích cho phong cách lãnh đạo phụng sự ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên.
Dựa vào luận điểm Greenleaf’s (1970) rằng các nhà lãnh đạo phụng sự truyền đạt cho nhân viên một mong muốn để phục vụ người khác, văn hóa phục vụ như một cơ chế quan trọng qua đó hành vi lãnh đạo phục vụ ảnh hưởng đến kết quả cá nhân và đơn vị. Các nhà lãnh đạo phụng sự thường được tôn trọng và ngưỡng mộ bởi nhân viên, từ đó, truyền cho họ một động lực làm việc tích cực đóng góp vào hiệu suất tổng thể của tổ chức. Nhà lãnh đạo được xem là đầu tàu của con thuyền tổ chức. Nhân viên như những người noi theo đầu tàu đó và định hình hành vi làm việc của mình. Do đó, khi một nhà lãnh đạo có các yếu tố phụng sự thì sẽ giúp nhân viên có thêm sự tự tin, thoải mái và tăng cường động lực làm viêc, cống hiến cho tổ chức. Từ đó dẫn đến giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Phong cách lãnh đạo phụng sự có tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên.