với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc
Từ quan niệm về phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh và xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo chính quyền tỉnh trong thời gian qua, có thể nói rằng phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh trong giai đoạn hiện nay gồm:
- Lãnh đạo chính quyền tỉnh bằng các chủ trương, nghị quyết của
Tỉnh ủy. Tỉnh uỷ xác định các chủ trương, chính sách (nghị quyết đại hội,
xây dựng các văn bản pháp lý và tổ chức thi hành. Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh và Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào quy định của Nhà nước lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thảo luận, thể chế hoá thành văn bản của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân để tổ chức thực hiện bằng hệ thống các cơ quan nhà nước tại địa phương.
- Lãnh đạo bằng công tác tổ chức và cán bộ. Một trong những nội dung cốt lõi bảo đảm cho Tỉnh uỷ lãnh đạo trực tiếp, tồn diện đối với hệ thống chính trị ở địa phương và qua đó, lãnh đạo tồn xã hội chính là cơ chế về tổ chức. Trong đó, nguyên tắc lớn được ghi nhận là: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Đảng giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào các cơ quan chính quyền; về xây dựng tổ chức đảng trong các cơ quan chính quyền, Điều lệ Đảng hiện hành quy định: “Trong cơ quan lãnh đạo của Nhà nước…cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do bầu cử lập ra, cấp uỷ cùng cấp lập đảng đoàn gồm một số đảng viên cơng tác trong tổ chức đó” [27, tr.65]. Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc quy định Tỉnh uỷ “Quyết định những nội dung về công tác xây dựng Đảng, những vấn đề quan trọng về công tác tổ chức và cán bộ; về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng” [77, tr.2 ] và “Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy thực hiện lãnh đạo Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh thơng qua Đảng đồn, các tổ chức Đảng và Ban Cán sự đảng” [77, tr.10].
- Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Tỉnh uỷ. Hoạt động kiểm tra cả hai cấp độ của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Tỉnh uỷ kiểm tra các cơ quan chính quyền trong việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy thành các đề án, chương trình, kế hoạch và việc tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của Chính phủ và của Tỉnh ủy đề ra.
- Tỉnh ủy lãnh đạo bằng việc tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan
chính quyền với các đồn thể chính trị - xã hội, các ban, ngành có liên quan. Tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng hệ thống các quy chế phối hợp giữa các
cơ quan chính quyền tỉnh với các ban, ngành, đồn thể tỉnh. Trên cơ sở đó lãnh đạo, kiểm tra hoạt động phối hợp của các cơ quan chính quyền, các tổ chức có liên quan. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các buổi làm việc giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc với lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể để kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn của địa phương, đơn vị và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, các đơn vị với nhau.
- Tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tỉnh thơng qua vai trò tiên phong,
gương mẫu của cán bộ, đảng viên hoạt động trong các cơ quan chính
quyền và những điển hình tiên tiến trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; đặc biệt trong cải cách thủ tục hành chính, đấu tranh phịng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.