thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh
Những bất cập, hạn chế về phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh trong thời gian vừa qua đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới:
Thứ nhất, chưa phát huy hết hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền: Xem xét tổng thể cơ chế vận hành của chính quyền tỉnh trong thời gian qua cịn nhiều hạn chế, bất cập. Việc triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy còn bị tác động và chi phối bởi những quy chế, quy định của Tỉnh ủy. Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, từ Điều 11 đến Điều 16 quy định quyền hạn của Hội đồng nhân dân và từ Điều 82 đến Điều 94 quy định trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh thì đây là các cơ quan có quyền quyết định tất cả các mặt kinh tế - xã hội và tổ chức, cán bộ. Tuy nhiên, những vấn đề trên còn chịu sự tác động và quy định của Tỉnh uỷ. Cụ thể như theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về cán bộ: Chuẩn bị nhân sự thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy quản lý để giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh. Lãnh đạo cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật, cho nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Xem xét, thảo thuận các chức danh trưởng, phó các ngành thuộc Trung ương quản lý (theo phân cấp quản lý cán bộ) để ngành dọc Trung ương quyết định quy hoạch, bổ nhiệm.
Một số nghị quyết, chương trình hành động hàng năm của Tỉnh ủy còn đi sâu vào những chi tiết quá cụ thể thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền. Vì vậy, dẫn đến tình trạng có những nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của Ủy ban nhân dân là bản sao nghị quyết của Tỉnh ủy; đồng thời có những nghị quyết của Tỉnh ủy, các giải pháp thực hiện đề ra cịn mang tính chung
chung, thiếu căn cứ thực hiện gây khó khăn cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện.
Thứ hai, một số tổ chức đảng trong bộ máy chính quyền hiệu quả hoạt động chưa cao. Theo Điều lệ Đảng và Quy chế làm việc của Tỉnh ủy,
chức năng, nhiệm vụ của Ban Cán sự đảng và Đảng đồn ở cơ quan chính quyền là rộng lớn, cụ thể là: “Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị trình Ban Thường vụ Tỉnh cho ý kiến về chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Chính phủ về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng - an ninh, mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết” [77, tr.10]. Tuy nhiên, có lúc có nơi Ban Cán sự đảng và Đảng đồn ở cơ quan chính quyền hoạt động cịn chiếu lệ nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
Do quy định về chức năng, nhiệm vụ của Ban Cán sự đảng, Đảng đồn khơng phải như chức năng, nhiệm vụ của một cấp ủy đảng nên sự lãnh đạo chưa toàn diện. Trong thực tiễn, một số kết luận và văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho Ban Cán sự đảng, Đảng đồn lãnh đạo các cơ quan chính quyền thực hiện chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, nhưng việc thẩm định, kiểm tra kết quả thực hiện còn hạn chế, chưa bao quát và kịp thời đề xuất Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo. Hoạt động của Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn chỉ tồn tại trên nguyên tắc và những quy định; trong thực tế, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ thơng qua vai trị của Ban Cán sự đảng, Đảng đồn đối với các cơ quan chính quyền chưa phát huy hiệu quả.
Thứ ba, sự chồng chéo giữa các quy định trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của tỉnh: Về nguyên lý, nền hành chính được quản lý
nhưng trong quy chế lãnh đạo của Ban Cán sự đảng hiện nay lãnh đạo thuộc về trách nhiệm của tập thể. Ban Cán sự đảng quyết định chủ trương và giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị, cơng tác tổ chức cán bộ, trong đó có việc xem xét, lựa chọn (quyết định) Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải phục tùng sự lãnh đạo của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, do vậy Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ bị hạn chế vai trò trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình với chức trách, nhiệm vụ được giao và nếu có vấn đề sai phạm khơng phân định rõ trách nhiệm thuộc về tập thể Ban Cán sự đảng hay cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời là Phó Bí thư Tỉnh uỷ.
Thứ tư, việc xây dựng quy chế và thực hiện quy chế không đảm bảo yêu cầu đề ra, thiếu đồng bộ. Quy chế làm việc của Tỉnh ủy và thực tế
trong thực hiện quy chế đề ra cho thấy nhiều vấn đề quan trọng được ủy quyền cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định. Những quyết định nhanh chóng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy có ưu điểm giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho chính quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, nhiều vấn đề quan trọng được tập trung vào quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy dễ dẫn đến tình trạng độc đốn, bảo thủ, khơng phát huy được vai trò của tập thể Tỉnh ủy. Mặt khác, trong việc thực hiện quy chế đề ra thiếu tính đồng bộ và thực hiện khơng đúng quy chế cũng dẫn đến tình trạng mâu thuẩn trong nội bộ, khơng phát huy được vai trị của chính quyền trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra.
Thứ năm, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy trong các cơ quan chính quyền tỉnh. Nhìn chung tổ chức bộ máy trong các cơ quan chính quyền tỉnh trong thời gian qua ln được củng cố, kiện tồn nhưng vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan chính quyền, củng cố, kiện tồn các cơ quan chính quyền để đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền trong điều kiện hội nhập quốc tế là vấn đề cần được coi trọng; đồng thời qua đó để thực hiện có hiệu quả phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy.
Chương 3