Phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh cịn bộc lộ một số thiếu sót, thể hiện một số nhiều mặt:
- Tình trạng bao biện và sự can dự từ phía cấp uỷ
Mặc dù đã có nhiều cố gắng phân biệt sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và quản lý của nhà nước, nhưng sự bao biện và can dự từ phía Tỉnh uỷ đối với cơ quan quản lý nhà nước vẫn tồn tại. Khó có thể tìm thấy được các dấu hiệu khác nhau khi những cơ quan này tổ chức các cuộc hội nghị để bàn và chỉ đạo việc phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng, hàng năm, 5 năm. Càng không thể phân biệt chức năng của nhau khi bàn, chỉ đạo những nội dung chuyên biệt hoặc một số vụ việc cụ thể như: phát triển khu công nghiệp, xây dựng cánh đồng lúa cao sản, xây dựng cụm tuyến dân cư, xây dựng nơng thơn mới, chương trình xây nhà ở, chương trình kiên cố hố trường học, chương trình xuất khẩu lao động hoặc chỉ đạo khắc phục sự cố cháy, bão lũ, dịch bệnh...
Sự bao biện, can dự này sâu có ngun nhân từ chính chức năng của cấp uỷ. Các cấp uỷ thảo luận và quyết định (dĩ nhiên phải sử dụng các biện pháp để thực hiện cho bằng được): chủ trương, biện pháp, thi hành nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; chủ trương, biện pháp, kế hoạch thi hành nghị quyết đại hội của cấp mình, những vấn đề quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phịng, an ninh… Ngồi ra, sự chỉ đạo q chi tiết, cụ thể của cấp trên (phịng, chống HIV/AIDS; phịng, chống tai nạn giao thơng…) và thói quen chờ mệnh lệnh từ cấp uỷ của các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Hiện tượng Tỉnh ủy làm thay cơng việc của chính quyền, bận rộn q nhiều vào các cơng việc của Ủy ban nhân dân và các tổ chức kinh tế, gần như Tỉnh ủy là cơ quan quyền lực nhà nước, thậm chí đứng trên cả chính quyền vẫn cịn có biểu hiện. Chính sự chồng chéo này đã vừa làm suy yếu đi sự lãnh đạo của Đảng vừa làm yếu đi sự quản lý của Ủy ban nhân dân. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế … Vẫn tồn tại tình trạng bao biện lẫn tình trạng trạng bng lỏng, thậm chí cịn lúng túng ở một số phương diện [61, tr.5].
- Tình trạng hoạt động của chính quyền mang tính hình thức, dựa dẫm, thụ động
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chấp hành, thừa hành đúng với nghĩa đen của nó. Mọi quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh là bản sao của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Nhiều chủ trương, nhiệm vụ về phía nhà nước thực hiện khơng có hiệu quả nếu thiếu các văn bản lãnh đạo tương ứng của Tỉnh uỷ. Giải quyết các vụ việc cụ thể cũng phải xin ý kiến lãnh đạo Tỉnh uỷ. Nhìn chung, cơ quan nhà nước là cơ quan "thừa hành" bằng chính nghiệp vụ của mình.
Tính hình thức của cơ quan nhà nước có nhiều nguyên nhân như: nhận thức, tập quán, năng lực … nhưng việc bố trí nhân sự của Tỉnh ủy vào trong cơ quan Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trở thành cơ quan hình thức. Lãnh đạo Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân và khoảng 85% đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ chủ chốt của Tỉnh uỷ; Ủy ban nhân dân tỉnh là Tỉnh uỷ thu nhỏ.
Trên thực tế, cơ cấu này làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước “nhất thể hoá”. Cấp uỷ nắm cả quyền hành pháp và tư pháp ở địa phương và chính thực trạng đó đã tạo ra thứ “quyền lực tuyệt đối”. Đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ra những yếu kém, sai phạm ở địa phương.
Trên bình diện cả nước, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá VII đã nhận định:
Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc, công việc chồng chéo và nhiều khi cản trở lẫn nhau, hiệu lực và hiệu
quả thấp. Nạn quan liêu, lãng phí, tham nhũng nghiêm trọng, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn yếu. Đội ngũ cán bộ, cơng chức nhìn chung chưa ngang tầm nhiệm vụ, một bộ phận khơng nhỏ thối hố, biến chất. Thực trạng này là do, một mặt, sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường đúng mức, chưa có quy chế rõ ràng bảo đảm cho việc kiện toàn và phát huy hiệu lực của bộ máy nhà nước và chậm đặt vấn đề nghiên cứu có hệ thống về cải cách bộ máy nhà nước. Nhưng, mặt khác, nó cịn có ngun nhân là: “Tình trạng tổ chức đảng bao biện, làm thay, can thiệp sâu vào những công việc thuộc chức năng điều hành của nhà nước vẫn cịn tồn tại” [20, tr.23].
Có thể nói, đó là tình trạng chung trong cơng tác lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh hiện nay.
- Tình trạng bỏ sót chức năng lãnh đạo
Có lúc Tỉnh ủy vẫn cịn lúng túng trong lãnh đạo, không làm đúng phần việc của mình, bỏ sót nhiều việc quan trọng hoặc làm khơng đến nơi đến chốn, hoặc thiếu tính khoa học. Một số nội dung công việc thuộc chức năng lãnh đạo như: đi cơ sở, chỉ đạo tổng kết thực tiễn chưa được thực hiện nghiêm túc, thiếu khoa học. Có thể thấy, việc sơ kết, tổng kết chưa đáp ứng theo yêu cầu, chất lượng kém. Tỉnh ủy chỉ đạo sơ kết, tổng kết hàng năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm, thậm chí 30 năm theo sự chỉ đạo của cấp trên, nhưng thiếu thực chất, ít hiệu quả. Trong khi đó, nhiều vấn đề vướng mắc lại chưa được tổng kết. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang đối mặt với một số vấn đề như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đền bù giải phóng mặt bằng, phát triển kinh tế hợp tác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chính trị, công tác sinh hoạt Đảng, công tác
vận động quần chúng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… cần được bàn, nhưng chưa quan tâm đầy đủ.
Nhìn chung, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng hiện nay của tỉnh, thiếu tính thực tiễn và khoa học. Do đó, chính quyền chưa phát huy tốt hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành xã hội. Gần đây nhất, trong phần đánh giá về lãnh đạo của Tỉnh ủy tại Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhận định: “Năng lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp, nhiều mặt còn hạn chế. Lề lối, tác phong công tác của một số cán bộ, công chức chậm đổi mới” [16, tr.108].