PHÚC ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
2.1. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNHỦY VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN TỈNH VĨNH PHÚC ỦY VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN TỈNH VĨNH PHÚC
2.1.1. Ưu điểm
Tỉnh ủy rất chú trọng và thường xuyên tiến hành đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh. Trong các nội dung về phương thức lãnh đạo, hoạt động về xác định cơ chế trách nhiệm lẫn nhau và việc tổ chức thi hành nó, về ban hành văn bản và về lối làm việc được thể hiện rõ nhất. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV khẳng định: "Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc. Những chủ trương của Trung ương, của Cấp uỷ đều được triển khai bằng các chương trình, kế hoạch, các đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh làm căn cứ để các cấp, các ngành tổ chức thực hiện" [14, tr.72 ].
- Về xác lập cơ chế lãnh đạo đối với chính quyền tỉnh
Trên cơ sở Cương lĩnh, Điều lệ và các nghị quyết có liên quan, Tỉnh uỷ tiến hành xây dựng quy chế làm việc. Ngoài nội dung xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, của cá nhân Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ và Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, quy chế dành một điều khoản riêng nói về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thông qua Ban Cán sự đảng, Đảng đồn và việc tổ chức thực hiện quy chế có tiến bộ.
Tỉnh uỷ đã có nhiều chủ trương lãnh đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, xây dựng chính quyền trong
sạch, vững mạnh; lãnh đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp... cho ý kiến về đề án sắp sếp lại tổ chức bộ máy chính quyền, thành lập mới các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thị; chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền thường xuyên qua tâm, tạo điều kiện để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động hiệu quả....
Hoạt động phối hợp giữa Thường trực Tỉnh uỷ với Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh ngày càng chặt chẽ tạo cơ sở cho việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ và những nhiệm vụ trọng tâm đạt được hiệu quả, chất lượng hơn. Với trách nhiệm của mình, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo việc chuẩn bị các nội dung trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét, cho ý kiến về các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, những vấn đề về tổ chức cán bộ, nhân sự thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Việc thực hiện quy trình chuẩn bị những nội dung dự kiến trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khá chặt chẽ. Đối với những nội dung chưa đạt yêu cầu, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tu chỉnh lại theo hướng bảo đảm chất lượng, khả thi hơn. Thường trực Tỉnh uỷ cũng chủ động đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện những nội dung lĩnh vực thuộc thẩm quyền, nhất là việc sơ kết, tổng kết các đề án thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng có liên quan đến kinh tế - xã hội để rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo tại địa phương.
- Lãnh đạo xây dựng bộ máy chính quyền
Hoạt động lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ ở các cơ quan nhà nước luôn được Tỉnh uỷ coi trọng. Tỉnh uỷ mà trực tiếp là
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đều dành sự quan tâm đặt biệt cho công việc này. Tỉnh uỷ đã dành nhiều thời gian cho hoạt động lãnh đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ chính quyền nhằm từng bước hồn thiện bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Thành tựu nổi bật trong cơng tác tổ chức bộ máy và cán bộ của Tỉnh uỷ được thể hiện rõ đối với các cơ quan sau đây:
+ Tỉnh uỷ lãnh đạo kiện toàn Hội đồng nhân dân
Tỉnh uỷ đã chú trọng lãnh đạo kiện toàn Hội đồng nhân dân đồng bộ về tổ chức và nhân sự. Tại các kỳ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Tỉnh uỷ có văn bản chỉ đạo khá cụ thể về yêu cầu, nội dung công việc. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã yêu cầu các cấp uỷ thông qua cuộc bầu cử mà tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và chính quyền các cấp ở địa phương, góp phần hồn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương.
Về nhân sự, Tỉnh uỷ rất coi trọng việc xem xét, giới thiệu nhân sự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; xem xét và cử cán bộ, đảng viên đại diện cho Đảng bộ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân để giữ các chức vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân; giới thiệu cán bộ chủ chốt của cấp uỷ ứng cử các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân. Trên cơ sở nghị quyết và hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh uỷ giới thiệu Bí thư hoặc Phó Bí thư thường trực ứng cử chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân; giới thiệu uỷ viên ban thường vụ hoặc cấp uỷ viên ứng cử chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; giới thiệu uỷ viên ban thường vụ, cấp uỷ viên hoặc cán bộ trong diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý ứng cử Uỷ viên Thường trực và các ban của Hội đồng nhân dân.
Cùng với việc lựa chọn nhân sự, Tỉnh uỷ cũng tiến hành thành lập tổ chức đảng trong Hội đồng nhân dân. Việc thành lập Đảng đoàn Hội đồng nhân dân là theo quy định thống nhất trong Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chú ý thành lập Đảng đoàn Hội đồng nhân dân ngay sau khi có kết quả bầu cử các chức vụ lãnh đạo Hội đồng nhân dân; kịp thời củng cố, kiện tồn và bổ sung nhân sự Đảng đồn khi có sự thay đổi.
+ Tỉnh uỷ lãnh đạo kiện toàn Uỷ ban nhân dân, các cơ quan hành
chính và cơng tác cán bộ, cơng chức hành chính
Tỉnh uỷ rất xem trọng cơ cấu tổ chức, nhân sự các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh (cơ cấu tổ chức thường theo hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền Trung ương), chú ý lựa chọn các nhân sự chủ chốt của Uỷ ban nhân dân. Theo quy định trong Đảng, nhân sự ứng cử Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải do Tỉnh uỷ xem xét giới thiệu (Tỉnh uỷ phải báo cáo và có sự đồng ý của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì mới chính thức giới thiệu đến Hội đồng nhân dân). Tỉnh uỷ giao cho Ban thường vụ Tỉnh uỷ xem xét giới thiệu một số uỷ viên ban thường vụ Tỉnh uỷ và tỉnh uỷ viên ứng cử các chức danh Phó Chủ tịch và uỷ viên Uỷ ban nhân dân.
Song song với việc cử cấp uỷ viên có năng lực nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong cơ quan hành pháp, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ còn thiết lập tổ chức đảng (Ban Cán sự đảng) trong cơ quan này. Thành phần Ban Cán đảng bao gồm: Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, giữ chức Bí thư; Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch trực, Phó Bí thư; các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ viên; Giám đốc Sở Nội vụ, uỷ viên.
Bên cạnh việc kiện toàn cơ quan hành chính cao nhất tỉnh, Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã cho ý kiến về củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính các cấp, quy hoạch và đào tạo cơng chức, chính sách học tập của công chức và thực hiện cơng tác cải cách hành chính. Qua
nhiều lần sắp xếp, các cơ quan hành chính được kiện tồn (tỉnh thành lập mới Văn phịng Đồn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân; đội ngũ cán bộ, cơng chức từng bước chuẩn hóa, phần lớn cán bộ, cơng chức đã được học tập chương trình chính trị theo quy định; có chính sách hỗ trợ cho cán bộ đi học đã khuyến khích cán bộ, cơng chức tích cực học tập; việc cải cách hành chính tiến triển nhanh; cơ chế “một cửa” đã thực hiện với các nội dung công việc: đất đai; tài nguyên khác và môi trường; nhà ở; xây dựng, đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư; thẩm định dự án, đấu thầu; hộ tịch; hoạt động văn hóa - thơng tin; hoạt động thương mại - du lịch; hoạt động tôn giáo; cấp phép hành nghề y, dược; lao động - thương binh và xã hội… Do Tỉnh uỷ lãnh đạo chặt chẽ việc xây dựng cơ quan hành chính và thực hiện chế độ cơng vụ, các cơ quan hành chính và cán bộ, cơng chức trong tỉnh đã làm trịn nhiệm vụ của mình, tăng cường mối quan hệ Đảng - Nhà nước - nhân dân, thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Về vấn đề để ban hành văn bản
Những nhiệm kỳ gần đây, Tỉnh uỷ đều xây dựng chương trình tồn khố. Từ quan điểm lãnh đạo phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội; chương trình tồn khóa xác định được những cơng việc chủ yếu phải làm. Trên cơ sở xác định những vấn đề trọng tâm, Tỉnh uỷ đã ban hành các loại văn bản thích hợp và chỉ đạo Ban Cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa và tổ chức thực hiện. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã khẳng định:
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xây dựng qui chế làm việc, chương trình cơng tác tồn khố, phân cơng nhiệm vụ cho các đồng chí Tỉnh uỷ viên và Uỷ viên Ban Thường vụ, thực hiện tốt
nguyên tắc tập trung dân chủ. Ban Thường vụ đã chỉ đạo, điều hành theo đúng qui chế. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ đã bám sát những quan điểm, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương [14, tr.72 ].
Nhìn chung, việc ban hành văn bản, Tỉnh uỷ đã thể hiện được chức năng lãnh đạo, khắc phục dần tình trạng bao biện đối với lĩnh vực quản lý nhà nước. Căn cứ vào các nghị quyết của Trung ương, chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của vùng, Tỉnh uỷ đã cụ thể hoá bằng cách ra nghị quyết của mình dưới nhiều hình thức: ra một nghị quyết cụ thể hóa tồn diện các vấn đề của nghị quyết Trung ương; ra nhiều nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa nghị quyết của Trung ương; ra một hoặc một số chương trình hay quyết định thực hiện nghị quyết của Trung ương... Các nghị quyết, chương trình của Tỉnh uỷ thường nêu các mục tiêu, giải pháp, tổ chức lực lượng, các điều kiện và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ đề ra nội dung các chương trình nghị quyết ngày càng thiết thực cụ thể, bớt tính chung chung. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật từng bước được đổi mới và thực hiện đúng luật đã phát huy tác dụng trong quản lý điều hành của bộ máy chính quyền các cấp.
Sau khi có nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh uỷ, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân lãnh đạo các cơ quan chính quyền thảo luận, thể chế hóa thành những quyết định, chương trình, đề án để chỉ đạo tổ chức thực hiện. Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ đạo kịp thời phát huy những nhân tố mới, những kinh nghiệm hay, uốn nắn những lệch lạc, báo cáo với Tỉnh uỷ trong kỳ họp gần nhất theo quy chế. “Ban Chấp hành Đảng bộ đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai trên cơ sở đó các cấp, các ngành đã cụ thể hoá xây dựng thành chỉ tiêu để thực hiện, quá
trình triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng đã tiến hành điểm rút kinh nghiệm, sau đó triển khai trên diện rộng” [14 tr.100-101].
- Về cải cách thủ tục hành chính
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, cơng tác cải cách hành chính của chính quyền tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật từng bước được đổi mới và thực hiện đúng luật đã phát huy tác dụng trong quản lý điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Một số cơ chế, chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực như: thu hút đầu tư, đền bù đất, giải phóng mặt bằng, phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa gắn với thực hiện cơ chế “một cửa” được thực hiện đồng bộ ở ba cấp và thu được kết quả bước đầu. Đã công khai các thủ tục hành chính qua cổng thơng tin điện tử của tỉnh, rút ngắn thời gian giải quyết của cơ quan nhà nước đối với tổ chức và cơng dân, tạo mơi trường thơng thống trong thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tiến hành rà sốt và quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Chính phủ, bước đầu hạn chế sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; xác định rõ hơn trách nhiệm của từng cơ quan và người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thực hiện phân cấp quản lý cho giám đốc các sở, ngành,... ở các lĩnh vực như quản lý điều hành ngân sách nhà nước; quản lý đầu tư và xây dựng các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý về tổ chức và cán bộ.
Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được đổi mới trên các mặt: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và đánh giá, sắp xếp cán bộ; việc thi tuyển, xét tuyển cán bộ công
chức bước đầu được thực hiện dân chủ, cơng khai, có nề nếp. Trình độ của cán bộ, cơng chức, viên chức được đào tạo tăng lên đến năm 2010 là: sau đại học chiếm tỉ lệ 0,4%, đại học tăng 11%; việc đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần nâng cao trình độ chun mơn, thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, cơng chức, viên chức, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao [16, tr.25].
Cơng tác khốn biên chế, kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước và thực hiện trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp được triển khai thực hiện ở hầu hết cac cơ quan, đơn vị dự tốn cấp 1. Cơng tác quản lý tài chính được thực hiện cơng khai, minh bạch, tiết kiệm, chủ động hơn trong quản lý và sử dụng nguồn kinh phí cũng như điều hành các hoạt động chuyên môn; quyền lợi và thu nhập của người lao động được đảm bảo, cải thiện hơn so với trước khi trao quyền tự chủ tài chính.
- Về cải tiến lối làm việc
Các nội dung của lối làm việc như quan hệ công tác, hội họp, chế độ báo cáo, kiểm tra đã đi dần vào nền nếp của quy chế. Trước đây, Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy có thể dự và phát biểu chỉ đạo bất cứ hội nghị