động của Tỉnh ủy, xây dựng qui chế, lề lối làm việc và thực hiện đúng qui chế đề ra
Thứ nhất, xây dựng chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ đảm bảo tính
của Tỉnh ủy là đề ra chủ trương, nghị quyết. Có được những chủ trương, nghị quyết đúng là cơ sở cho chính quyền tỉnh ban hành văn bản quản lý xã hội. Chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ dựa vào chủ trương, đường lối, nghị quyết của Trung ương Đảng và thực tiễn địa phương. Ngồi ra, để có một chủ trương, nghị quyết đúng khơng thể khơng tính đến quy hoạch ngành, vùng; tránh tình trạng chạy theo phong trào của các địa phương khác, mà phải tính đến tiềm năng, khả năng và yếu tố đặc thù của tỉnh. Điều cần phân biệt là, khác với Trung ương, Tỉnh uỷ chỉ có thể “vận dụng” trong thẩm quyền và khác với cơ quan nhà nước, Tỉnh ủy không ban hành văn bản quy phạm cụ thể, Tỉnh uỷ lãnh đạo về chủ trương, định hướng lớn. Các văn bản của Tỉnh uỷ, nhất là nghị quyết chỉ nên xác định quan điểm mục tiêu của vấn đề mà Tỉnh uỷ quan tâm, cịn hình thức gì, biện pháp nào hãy để cho chính quyền lựa chọn quyết định. Chỉ khi tuân thủ phương hướng này thì hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh mới thật sự phát huy được trí tuệ, thực hiện dân chủ, khắc phục tính hình thức.
Thứ hai, căn cứ các quan điểm về đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng, đặc biệt là những nội dung quan điểm được xác định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm (khóa X), Tỉnh uỷ cần rà sốt lại quy chế hiện hành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Trong những quy chế cần thiết lập, phải đặc biệt chú ý quy chế làm việc của Thường trực Tỉnh uỷ, giữa Thường trực Tỉnh uỷ với Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn với các cơ quan nhà nước tương ứng, giữa Văn phòng Tỉnh ủy với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, để đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh hiện nay vấn đề quan trọng là phải đổi mới, nâng cao chất lượng các yếu tố tạo nên phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối
với chính quyền tỉnh, đa dạng hóa cách thức, phương thức chuyển tải nội dung lãnh đạo của Tỉnh ủy.
Thứ ba, đổi mới việc xây dựng chương trình cơng tác và xây dựng ban
hành nghị quyết của Tỉnh uỷ. Vấn đề đặt ra làm thế nào để phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh có cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, bảo đảm cho việc thực thi nhiệm vụ của chính quyền đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra là phải đổi mới tư duy trong thực hiện phương thức lãnh đạo, việc xây dựng chương trình cơng tác và xây dựng ban hành các nghị quyết của Tỉnh uỷ. Tỉnh uỷ cần
tăng cường đầu tư nghiên cứu, hướng vào việc giải đáp những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong quá trình thực hiện phương thức lãnh đạo đối với chính quyền, bao gồm cả những ưu điểm và hạn chế, qua đó cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để Tỉnh uỷ đề ra phương thức lãnh đối với chính quyền tỉnh một cách đúng đắn.
Thứ tư, cần giải quyết tốt các nội dung nghị quyết của Tỉnh uỷ liên
quan đến thẩm quyền quyết định của chính quyền tỉnh và cần có tiêu chí quy định rõ ràng. Nghị quyết của Tỉnh uỷ tránh việc quyết định các vấn đề quá cụ thể, sau đó mới đưa ra Hội đồng nhân dân thảo luận một cách hình thức dẫn đến nghị quyết của Hội đồng nhân dân chỉ là bản sao của nghị quyết Tỉnh uỷ, hoặc nội dung nghị quyết của Tỉnh uỷ sa vào những chi tiết quá cụ thể thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phải thực hiện. Vì vậy, Tỉnh uỷ cần lựa chọn những vấn đề chủ yếu và thực sự cần thiết để ra nghị quyết, việc ra nghị quyết phải đúng thẩm quyền, tránh lấn sân, bao biện làm thay cơng việc của chính quyền; cải tiến việc ban hành văn bản. Nghị quyết của Tỉnh uỷ muốn đi vào cuộc sống phải được cụ thể hố thành cơ chế, chính sách, những quy định, giải pháp thực hiện thông qua các nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh. Do vậy, trong kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết Tỉnh uỷ cần ghi rõ thời gian triển khai, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, tránh tình trạng nghị quyết ban hành nhưng khơng triển khai, hoặc triển khai nhưng khơng thực hiện được vì thiếu cơ chế, thiếu hướng dẫn của cấp trên.
Để nâng cao tính khả thi của nghị quyết, cần chú ý chọn cơ quan hoặc thành lập bộ phận chuẩn bị nghị quyết gồm những cán bộ có kiến thức chun mơn, am hiểu sâu lĩnh vực cần ban hành. Hết sức tránh việc giao cho cơ quan hoặc tiểu ban biên tập mà chỉ có một người viết. Thực hiện đúng quy trình ban hành nghị quyết từ khâu chọn vấn đề, khảo sát, biên tập, tổ chức lấy ý kiến, tu chỉnh, trình tập thể Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và trình cuộc họp Tỉnh uỷ. Trong tất cả các khâu khơng được làm hình thức, đại khái. Tỉnh ủy mà trực tiếp là Thường trực Tỉnh ủy cần chú ý hơn nữa việc nâng cao chất lượng cán bộ nghiên cứu của Văn phòng Tỉnh uỷ. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu này được xem là bộ phận thẩm định cuối cùng trước khi nghị quyết ban hành. Họ không chỉ xem xét nghị quyết về mặt thể thức, hình thức, mà cịn xét duyệt về mặt nội dung. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng cán bộ nghiên cứu Văn phòng Tỉnh uỷ sẽ trực tiếp nâng cao chất lượng nghị quyết. Đội ngũ cán bộ này phải được đào tạo chuyên sâu ở bậc cao các kiến thức về lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ văn phịng cấp uỷ, ngoại ngữ và năng lực thực tiễn.
Thứ năm, Tỉnh uỷ cần phân định rõ những việc Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến trước khi chính quyền quyết định và thực hiện; những việc Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến định hướng, chính quyền quyết định; những loại việc do chính quyền quyết định theo thẩm quyền. Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ là định hướng và đảm bảo để chính quyền quyết định và thực hiện các vấn đề, nội dung, kế hoạch, chương trình, đề án theo đúng quan điểm và mục tiêu đã đề ra.
Thứ sáu, thường xuyên cải tiến lề lối làm việc. Lề lối làm việc là một trong những nội dung của phương thức lãnh đạo. Đôi khi, nội dung lãnh đạo đúng nhưng lề lối làm việc thiếu khoa học cũng làm hạn chế hiệu quả lãnh đạo. Đổi mới lối làm việc nói chung, lối làm việc giữa Tỉnh uỷ với chính quyền tỉnh, Tỉnh uỷ cần tập trung vào vấn đề giảm bớt các cuộc họp nhưng tăng cường sơ kết, tổng kết và đi cơ sở.
Là cơ quan lãnh đạo và cơ chế quyết định tập thể, hoạt động của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chủ yếu thơng qua các cuộc họp. Ngồi các cuộc họp sơ kết, tổng kết, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các cuộc họp định kỳ hàng tháng đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và hàng q, 6 tháng đối với Tỉnh uỷ khơng phải là nhiều. Nhưng, sự “bội thực” ở chỗ những người chủ trì trong Tỉnh uỷ phải dự quá nhiều cuộc họp và nhiều cuộc họp chỉ bàn cùng nội dung hoặc nội dung chưa biểu hiện được tính “nóng bỏng” cần có nghị quyết lãnh đạo. Ngược lại, rất nhiều nghị quyết, chỉ thị của Trung ương được Tỉnh uỷ cụ thể hóa thành các chương trình hành động hoặc các chủ trương, chính sách của địa phương nhưng chưa được sơ kết, tổng kết đúng nghĩa của nó. Để khắc phục những hiện tượng trên, Tỉnh uỷ mà chủ yếu là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ cần lịch trình hóa các cuộc họp trong năm, xác định những cuộc họp phải tham dự (đại hội ngành, tổng kết năm những đơn vị trọng yếu, tổng kết 5 năm trở lên với các đơn vị khác), ghi nhận các cuộc họp uỷ nhiệm cho các Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc Tỉnh uỷ viên dự. Trên cơ sở lịch trình các cuộc họp hợp lý, Thường trực Tỉnh uỷ dành thời gian khảo sát cơ sở và chỉ đạo tổng kết những chủ trương quan trọng còn vướng mắc trong thực tiễn và những vấn đề mới phát sinh có thể ảnh hưởng đến tồn cục. Việc chỉ đạo sơ kết, tổng kết cần quán triệt tinh thần "thà ít mà tốt" và "làm đến đầu đến đũa". Để việc sơ kết, tổng kết đạt được yêu cầu về
chất lượng, Tỉnh uỷ cần hình thành các nhóm chuyên gia, thực hiện các bước chặt chẽ, khoa học và sử dụng các tổ chức phản biện độc lập khi thấy cần thiết. Có thể có ý kiến cho rằng, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khơng có đủ thời gian dành cho cơng việc ấy vì bận nhiều cơng việc lớn, “đột xuất”. Nhưng, sẽ có lỗi lớn hơn đối với xã hội khi Đảng bộ khơng có những chủ trương, quyết sách để lại dấu ấn lớn cho sự phát triển của tỉnh.
Thứ bảy, tăng cường lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát. Cần tiếp
tục làm tốt hơn nữa công tác phổ biến nâng cao nhận thức trong nội bộ Đảng, trước hết là người đứng đầu về vị trí, vai trị, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong tình hình mới. Để kiểm tra việc thực hiện đường lối chính trị cũng như kiểm tra các vụ việc của đảng viên và tổ chức đảng, hoạt động kiểm tra của cấp uỷ phải phối hợp chặt chẽ với hoạt động thanh tra của chính quyền cũng như với các ngành nội chính. Để cơng tác kiểm tra đi vào nền nếp, đúng hướng và có chất lượng, hoạt động kiểm tra của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh cần chú ý những điểm chính sau:
- Kiểm tra, giám sát Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lập các dự án, kế hoạch: Tỉnh ủy cần chú trọng kiểm tra, giám sát Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong việc cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương của Tỉnh ủy thể hiện qua các dự án, kế hoạch. Các dự án lớn, kế hoạch dài hạn, chương trình của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh được ban hành là bước đầu của việc cụ thể hoá nghị quyết của Tỉnh uỷ. Tỉnh ủy nên thẩm định về tư tưởng chỉ đạo, quan điểm của nội dung vấn đề. Hiện nay, một số vấn đề về phát triển bền vững, thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp và đô thị mới, xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nhà ở, bảo vệ môi trường, chăm lo cho đối tượng dễ bị tổn thương... không phải lúc nào cũng được nhận thức đấy đủ, chấp hành đúng.
- Kiểm tra, giám sát Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết: kiểm tra việc tổ chức thực hiện nghị quyết đối với Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong các lần họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Tỉnh ủy và qua các báo cáo định kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhưng chủ yếu là việc Tỉnh uỷ sử dụng các cơ quan nhà nước, các tổ chức đảng và các đoàn thể để xem xét kết quả, hiệu quả các nghị quyết của mình. Mặt khác, Tỉnh uỷ cịn thơng qua các cuộc họp định kỳ, họp đột xuất để kiểm điểm tồn diện tình hình kinh tế - xã hội và các lĩnh vực chuyên mơn. Qua đó, Tỉnh uỷ kịp thời uốn nắn, sửa chữa, chỉ đạo tiếp tục trong thời gian tới.