- Kiểm tra, giám sát về ý thức chính trị, tổ chức kỷ luật và đạo đức,
3.2.4. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia vào quá trình đổi mới phương thức
và các đoàn thể nhân dân tham gia vào quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đây là phương thức lãnh đạo phù hợp nhất, đặc trưng nhất. Đảng ta là "Đảng cầm quyền". Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng và phát huy vai trị của chính quyền trong điều hành, quản lý xã hội để phục vụ nhân dân. Nhân dân trực tiếp góp ý hoặc thơng qua các tổ chức đồn thể của mình để bày tỏ ý kiến, đóng góp các giải pháp cho Tỉnh uỷ trong lãnh đạo chính quyền tỉnh được hiệu quả cao.
Thực tế cho thấy, hơn ai hết, nhân dân là người trực tiếp kiểm nghiệm sự đúng, sai, phù hợp hay không phù hợp với các chủ trương, quyết định và cách tổ chức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân; là người trực tiếp cảm nhận được phẩm chất đạo đức, tư cách và năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ cơng chức chính quyền. Nhân dân cũng là người trực tiếp kiểm nghiệm sự phù hợp, đúng đắn việc sử dụng tài sản công, cơ chế tổ chức hiệu quả của bộ máy hành chính trong việc giải quyết cơng việc có liên quan đến nhân dân. Vì vậy, giáo dục giác ngộ nhân dân, khơi dậy và huy động tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm sáng tạo trong dân, hướng vào cơng tác xây dựng Đảng nói chung, vào q trình đổi mói phương thức
lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh là việc làm có ý nghĩa cấp thiết và lâu dài. Bằng phương thức này sẽ làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng càng thêm gắn bó chặt chẽ hơn. Đó là sức mạnh to lớn để nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đi tới những thắng lợi ngày càng to lớn.
Trong thực tiễn, Mặt trận và các thành viên của Mặt trận có vai trị to lớn trong xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vai trị đó thể hiện ở 4 nhiệm vụ cơ bản là: (1) Giới thiệu những người có đức, có tài tham gia ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương thông qua các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ba cấp, từ đó hình thức các cơ quan hành pháp, tư pháp; (2) Thực hiện sự phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia đóng góp ý kiến để sửa đổi những quy định của hệ thống pháp luật, đồng thời trực tiếp trình các dự thảo văn bản luật ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (3) Thực hiện giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cũng như các cơ quan nhà nước trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao; (4) Vận động nhân dân và các hội viên chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và pháp luật của Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ tình hình nhiệm vụ giai đoạn mới, địi hỏi Tỉnh ủy phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; trong đó đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với hoạt động của chính quyền là yêu cầu nhiệm vụ đặt ra hiện nay. Q trình đổi mới và hồn thiện phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy trong những điều kiện mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của Tỉnh ủy để phát huy năng lực, hiệu lực quản lý điều hành của bộ máy hành chính nhà nước và sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị trên địa bàn thành tỉnh, động viên sức mạnh làm chủ của nhân dân tỉnh thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.