Quan niệm và nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đổi mới phương THứC lãNH đạo của tỉnh ủy vĩnh phúc đối với chính quyền tỉnh vĩnh phúc giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 35)

ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN TỈNH VĨNH PHÚC - QUAN NIỆM, NỘI DUNG ĐỔI MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CĨ TÍNH NGUN TẮC

1.3.1. Quan niệm và nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo củaTỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc

* Quan niệm về đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh:

Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp [26, tr.247].

Đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh khơng có nghĩa là phủ định sạch trơn nội dung, phương thức lãnh đạo đã được xác định và thực hiện có hiệu quả trong những năm qua. Đây là quan điểm không đúng đắn và không khoa học cần phải phê phán, lên án mạnh mẽ. Đổi mới một cách đúng đắn, khoa học sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền phải theo bốn điểm chủ yếu: duy trì những nội dung, hình thức, cách làm trước đây đúng đắn, khoa học nhưng đến nay vẫn còn phù

hợp; loại bỏ những nội dung, cách làm trước đây đúng đắn, đến nay khơng cịn phù hợp và thay bằng những nội dung, cách làm mới phù hợp với điều kiện phát triển chung của đất nước và của địa phương; nhận thức lại và nhận thức đúng đắn những nội dung, cách làm trước đây đúng, hiện nay vẫn đúng, nhưng trong thời gian qua đã nhận thức không đúng về nó; những nội dung và cách làm trước đây đúng, Tỉnh ủy, cấp ủy viên nhận thức và làm đúng, nhưng hiện nay phải mở rộng, phát triển phù hợp với nhiệm vụ chính trị và điều kiện cụ thể của tỉnh.

Từ thực tiễn đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị mà trọng tâm là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và từ thực thiễn thực hiện phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh trong thời gian qua có thể quan niệm đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh là: đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền là

tổng thể các hoạt động của Ban Chấp hành, của đội ngũ cấp ủy viên làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung, phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhằm đạt kết quả cao hơn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh và địa phương.

Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc khẳng định:

Đảng lãnh đạo tồn diện thơng qua tổ chức đảng và đảng viên, do vậy các cấp uỷ Đảng phải ln đổi mới phương thức lãnh đạo của mình đối với cơ quan Nhà nước để vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của cơ quan Nhà nước. Đảng lãnh đạo bằng các Nghị quyết, quyết định, quy chế của tập thể, xử lý giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, đời sống dân cư trên địa bàn. Đảng

nắm công tác cán bộ, tổ chức kiểm tra chính quyền thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng. Từng cấp uỷ phải xác định rõ những vấn đề quan trọng. Đối với công việc điều hành của chính quyền cần phải được bàn thống nhất trong cấp uỷ thể hiện trong quy chế làm việc của mình để khơng buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng khơng làm thay chính quyền [14, tr.55-56 ].

Tỉnh uỷ đã nhận thức rằng: Trong một thế giới hội nhập đầy năng động này, Đảng ta phải đổi mới về nhiều mặt. Trong việc lãnh đạo cơ quan nhà nước ở địa phương, Tỉnh uỷ phải nghiên cứu để tiếp tục đổi mới về tổ chức (xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của ban cán sự đảng cơ quan nhà nước; mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan với Ban cán sự đảng, Đảng đoàn) theo hướng giảm bỏ những tổ chức không cần thiết và giao quyền rộng cho tập thể thủ trưởng đơn vị trong việc thực thi nhiệm vụ, trong công tác cán bộ; xây dựng quy chế để xác lập mối quan hệ làm việc sao cho cơ quan nhà nước tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở luật pháp và nghị quyết cấp uỷ; cấp uỷ ít ra nghị quyết và nếu có ra nghị quyết thì phải rõ ràng và các văn bản chỉ đạo phải cụ thể. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hiện nay không đơn thuần dừng lại ở chỗ phương thức lãnh đạo mà là toàn bộ hoạt động lãnh đạo, nghĩa là cả nội dung và phương thức lãnh đạo.

* Nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh

Nội dung lãnh đạo của Đảng bao gồm những quyết định và chỉ đạo thực hiện các quyết định về đường lối, chủ trương, chính sách, về các lĩnh vực đời sống xã hội, về tư tưởng, tổ chức, cán bộ và về kiểm tra… Nói đến nội dung lãnh đạo của Đảng chính là nói đến những nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra để lãnh đạo hệ thống chính trị và

tồn xã hội mà trước hết là thực hiện nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Từ nhiệm vụ đó mà Đảng xác định rõ những công việc phải lãnh đạo thực hiện và đề ra quyết định, chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ đó. Như vậy, các nhiệm vụ đã được xác định và các chủ trương giải pháp để thực hiện nhiệm vụ đó chính là nội dung lãnh đạo của Đảng. Theo đó, đổi mới nội dung phương thức thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh bao gồm những nội dung cụ thể sau:

- Đổi mới quy trình ban hành các chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương chính sách, các kế hoạch triển khai thực hiện ở tất cả các cấp để các chủ trương, chính sách ấy mang tính khả thi, thực hiện thành cơng, hiệu quả. Cụ thể hóa, thể chế hóa các nguyên tắc nội dung nhiệm vụ cụ thể trong các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, các quan điểm của Đảng đã được thể hiện trong nghị quyết Đại hội. Chống tình trạng soạn thảo chỉ thị, nghị quyết theo ý chí chủ quan, khơng tính đến thực tế cũng như kinh nghiệm từ thực tiễn, tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách và luật pháp trong tồn xã hội; tình hình thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng trong tồn Đảng, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt hơn.

- Phải xem xét lại quy trình lại quy trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Cần quy định rõ quy trình triển khai thực hiện nghị quyết, bảo đảm để những vấn đề đưa ra phải được tổ chức thực hiện đến nơi đến chốn. Nếu việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết chậm, không hiệu quả hoặc thực hiện khơng đến nơi đến chốn thì phải làm rõ trách nhiệm của tập thể hoặc cá nhân để xử lý.

- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong lĩnh vực được phân công

phụ trách. Có kế hoạch kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân cơng, kịp thời đánh giá năng lực, từ đó sử dụng cán bộ một cách sát hợp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định rõ những việc cần bàn bạc, quyết định tập thể và công việc thuộc trách nhiệm cá nhân người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị. Tăng cường chất lượng hoạt động của các cấp ủy đảng ngay trong bộ máy, khắc phục cơ bản tình trạng quan liêu, bao biện, làm thay hoạc bng lỏng lãnh đạo của cơ quan chuyên trách công tác đảng đối với cơ quan chính quyền.

- Quy định cụ thể quy trình các cơ quan chính quyền cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy. Tiếp tục cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ, hồn thiện quy chế hoạt động của Tỉnh ủy, các cấp ủy trong các cơ quan chính quyền và cơ quan chính quyền, nhằm đưa hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng trong hệ thống chính quyền đi vào nề nếp, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định nhằm tạo ra một bước chuyển rõ rệt về chất lượng cơng tác chính trị - tư tưởng và tổ chức nâng cao tính đảng trong tồn bộ hệ thống cơ quan chính quyền.

- Đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính đối với Ủy ban nhân dân tỉnh. Cải cách hành chính, trước hết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước. Thực hiện cải cách hành chính phải gắn liền với việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức và trình độ lý luận chính trị cũng như chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức trong thực hiện cải cách hành chính. Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát thực hiện Điều lệ Đảng, thực hiện chức trách công vụ đối với

cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức trong các cơ quan đảng và cơ quan chính quyền.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương THứC lãNH đạo của tỉnh ủy vĩnh phúc đối với chính quyền tỉnh vĩnh phúc giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w