- Kiểm tra, giám sát về ý thức chính trị, tổ chức kỷ luật và đạo đức,
3.2.5. Nhóm giải pháp về sự chỉ đạo, kiểm tra giám sát của Trung ương đối với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của của Tỉnh ủy Vĩnh
ương đối với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc
Trong sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng từ trên xuống dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên, không tách rời chức năng kiểm tra, giám sát của Trung ương đối với các Tỉnh uỷ, trong đó có Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Sự chỉ đạo, kiểm tra giám sát của Trung ương đối với Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đảm bảo cho sự chấp hành nhất quán chủ trương chính sách của Trung ương Đảng, kịp thời uốn nắn những biểu hiện sai trái trong việc chấp hành chủ trương của Đảng. Đồng thời, thơng qua đó Trung ương đảng cũng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những nội dung lãnh đạo chưa phù hợp từ chính các chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của mình, bên cạnh đó có thể phát hiện cách làm hay, cách vận dụng sáng của Tỉnh uỷ trong việc lãnh đạo chính quyền để nhân rộng các vùng và cả nước.
Để có sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, trước hết Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ phải ban hành những văn bản tương ứng tạo nền tảng vững chắc trong quá trình hoạt động lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh. Trong khi chưa đặt vấn đề về xây dựng Luật tổ chức và hoạt động của Đảng (nên nghiên cứu tiến hành việc này vào thời gian thích hợp), cần sớm xác lập thẩm quyền của Tỉnh uỷ nói riêng, các cấp uỷ chính quyền nói chung gắn với phân quyền cho tỉnh.
Ngoài thẩm quyền chung trên các lĩnh vực đời sống xã hội, Trung ương cần nêu rõ thẩm quyền của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
công tác tổ chức bộ máy và cán bộ cho phù hợp với những chủ trương mới. Liên quan đến nội dung này, tiến hành điều chỉnh lại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để có đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thẩm quyền thực của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ chế trách nhiệm của tập thể, của cá nhân đối với công việc phụ trách.
KẾT LUẬN
Thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là sau hơn 14 năm tái lập tỉnh từ 1997 đến nay trong điều kiện cịn gặp nhiều khó khăn, song Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tranh thủ thời cơ phát huy lợi thế, vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồn kết vượt qua thách thức khó khăn và đã thu được nhiều kết quả đặc biệt quan trọng. Kinh tế liên tục phát triển ấn tượng; cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý, hiện đại; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được ổn định và giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao; bộ máy nhà nước trong hệ thống chính trị của tỉnh ngày càng được nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Có được kết quả như vậy, là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, tồn diện trên các lĩnh vực của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, trong đó vấn đề có tính quyết định là sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Tỉnh uỷ ln quan tâm, lãnh đạo công tác phổ biến, quán triệt các văn bản của Đảng và Nhà nước, chủ động ban hành và kiểm tra, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh uỷ về lãnh đạo chính quyền tỉnh. Thực tế đến nay, Tỉnh uỷ đã lãnh đạo chính quyền tỉnh trong việc rà sốt, và hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, rà soát và cải cách hành chính; hồn chỉnh các cơ quan chun mơn thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở rà sốt chức năng và phân cơng rõ ràng nhiệm vụ các cơ quan hành chính nhà nước; đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại cơ quan Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; tạo cơ chế thơng thống thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phịng, ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phát triển văn hố - xã hội.
Trong q trình đổi mới phương thức lãnh đạo đối với chính quyền, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã rút ra được những kinh nghiệm bổ ích. Trước hết phải nắm vững và nhận thức đầy đủ sâu sắc chủ trương đường lối nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong từng giai đoạn mà cụ thể là quan điểm của Đảng về phương thức cầm quyền, phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước. Trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của tỉnh để đề ra chủ trương nghị quyết đúng đắn, phù hợp và lãnh đạo chính quyền thực hiện tốt chức năng quản lý, điều hành các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hoá xã hội tại địa phương. Tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Tỉnh uỷ mà trước hết là Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ là yếu tố rất quan trọng. Xác định đúng và rõ vị trí vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; thực hiện đúng đường lối Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Luận văn đã cố gắng hệ thống quan niệm về phương thức Tỉnh uỷ lãnh đạo chính quyền tỉnh, nêu vị trí, vai trị và thẩm quyền, phân cơng quyền lực trong Tỉnh uỷ, nội dung và phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc. Từ những thành cơng, phân tích những thiếu sót và những vấn đề thực tiễn đặt ra buộc phải đổi mới phương hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn quan tâm đến hệ thống các giải pháp việc tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong điều kiện mới; nâng cao năng lực xây dựng chủ trương, nghị quyết lãnh đạo có tính chọn lọc, tổng kết thực tiễn mang tính khoa học; sắp xếp cơ quan tham mưu cấp uỷ trong mối quan hệ với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và việc
giao quyền, phân quyền cho UBND, trước hết là người đứng đầu Ủy ban nhân dân.
Mong muốn của luận văn là toàn Đảng bộ tỉnh và từng cấp uỷ, nhận thức rõ hơn về đặc điểm của tình hình chung, thấy được giới hạn của tổ chức chính trị để xác lập thẩm quyền phù hợp hơn. Qua đó, thiết kế mơ hình tổ chức, giao quyền và xác lập các mối quan hệ hợp lý hơn, phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, ban ngành trong hệ thống Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội tại phương.
Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh có ý nghĩa quyết định thực hiện thắng lợi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh nhằm đảm bảo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn mới, tạo điều kiện tốt nhất đảm bảo thực hiện quyền và lợi ích của nhân dân./.