2.2.1. Nguyên nhân và kinh nghiệm đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc
* Nguyên nhân của thành tựu
Nguyên nhân khách quan: nhờ đường lối đổi mới mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước và những thành tựu sau hơn 25 năm đổi mới. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đảng bộ tỉnh thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ; sự phối hợp, giúp đỡ kịp thời, có hiệu quả của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương. Đặc biệt, trong điều kiện khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới, Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời đề ra các chủ trương, giải pháp đồng bộ, khoa học; chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ngăn chặt tình trạng suy giảm kinh tế trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương phát triển.
Nguyên nhân chủ quan:
Sau khi tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ đã xác định hướng đi đúng, bước đi thích hợp, đề ra mục tiêu đảm bảo tính khoa học, thực tiễn; đề ra được các giải pháp đột phá để phát triển lực lượng sản xuất, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Tỉnh ủy ln kiên trì mục tiêu, bám sát phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu đã được xác định. Huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành; sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, doanh nhân và sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.
Tỉnh uỷ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân theo hướng phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hố - xã hội, củng cố quốc phịng; giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an tồn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; chăm lo cuộc sống người dân, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên địa bàn.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tỉnh uỷ đã đề ra những chủ trương, được Hội đồng nhân, Ủy ban nhân dân thể chế hố bằng các cơ chế, chính sách mới, đảm bảo kết hợp hài hồ giữa lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư, đặc biệt là lợi ích của người dân, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, tạo động lực phát triển.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đã tập trung, quyết liệt, đồng bộ, quan tâm toàn diện đến các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm; xác định được các nhiệm vụ và giải pháp chủ yấu, các chương trình, dự án trọng điểm để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Tỉnh uỷ luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; đã xây dựng được sự đoàn
kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, trước hết là trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ; phát huy dân chủ trong Đảng, trong xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, động viên nhân dân tích cực thi đua trong lao động sản xuất, phấn đấu hồn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nguyên nhân của những thành tựu đã được khái quát tại Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
Thành tựu của tỉnh đạt được trong những năm qua do Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, tao điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. .... Đảng bộ tỉnh đã tạo được sự đoàn kết, thống nhất, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biết tranh thủ thời cơ, khai thác tiềm năng, lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức để tập trung phát triển kinh tế; đã đề ra được mục tiêu chiến lược cho sự phát triển của tỉnh; xác định hướng đi đúng, bước đi thích hợp, tìm ra các giải pháp đột phá và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả [16, tr.23-23].
* Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm:
Nguyên nhân khách quan: Tình hình chính trị, kinh tế, an ninh thế
giới có nhiều biến động lớn, diễn biến phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo thời cơ, thuận lợi mới, song cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức mới, đó là sự cạnh tranh quyết liệt về chất lượng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là về thu hút đầu tư giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chậm ban hành, chưa đồng bộ, thiếu tính ổn định, thống nhất, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
địa phương. Điểm xuất phát kinh tế của tỉnh thấp, nhu cầu đầu tư lớn trong khi vốn Nhà nước và trong dân còn rất hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trong thời kỳ đầu vốn đầu tư chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp FDI, vì vậy khi các doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong sản xuất đã tác động trực tiếp rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của tỉnh.
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh cao nên nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần tập trung tháo gỡ. Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội có sự biến động về địa giới hành chính, đặc biệt là việc chuyển tồn bộ huyện Mê Linh về thủ đô Hà Nội, nên ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chỉ tiêu Đại hội. Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá các loại vật tư, nguyên liệu tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Nguyên nhân chủ quan:
Một số cấp uỷ đảng, chính quyền trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thể hiện trách nhiệm chưa cao, năng lực còn hạn chế; chưa tích cực, chủ động nghiên cứu, cụ thể hố kịp thời Nghị quyết Đại hội thành các chương trình, đề án, dự án cụ thể để tổ chức thực hiện. Trong một số nội dung, lĩnh vực công tác kiểm tra, giám sát cịn yếu, giải quyết những khó khăn, bức xúc cịn chậm, chưa chủ động, kịp thời; còn xảy ra vi phạm pháp luật, vi phạm về tài chính, đất đai, dẫn đến tình trạng phức tạp, khiếu kiện đơng người, vượt cấp kéo dài.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau thanh tra, kiểm tra có lúc, có nơi, có việc chưa nghiêm túc; việc xử lý cịn chậm và thiếu kiên quyết. Nội bộ một số nơi chưa thật sự đồn kết, thống nhất. Q trình xử lý các điểm phức tạp, nhìn chung hệ thống chính trị cơ sở chậm vào cuộc, hiệu lực, hiệu quả thấp.
Vai trò đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành ở một số nơi chưa được thể hiện rõ. Trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong các cơ quan chính quyền cịn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu.
* Những kinh nghiệm
Từ những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế có thể rút ra những kinh nghiệm trong q trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải ln qn triệt sâu sắc quan điểm phát triển tồn diện
từ trong lãnh đạo, chỉ đạo đến khâu tổ chức thực hiện; trong tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; từ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đến từng chương trình, đề án, dự án cụ thể; đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Trong phát triển kinh tế phải đặc biệt coi trọng thu hút đầu tư nước ngoài, quan tâm thu hút đầu tư trong nước; phải tạo môi trường cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đều phát triển, cả đô thị và nông thôn đều phát triển, đời sống mọi tầng lớp nhân dân đều được nâng lên. Tập trung giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển; phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, thực hiện mục tiêu xã hội; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.
Thứ hai, phải biết vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương. Trong chỉ đạo phát triển kinh tế, phải xác định được hướng đi
đúng, bước đi thích hợp, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn và có các giải pháp đột phá để thực hiện.
Trên cơ sở vị trí, vai trị, mối quan hệ giữa 3 khu vực kinh tế là nông nghiệp (khu vực I), Công nghiệp (khu vực II), dịch vụ (khu vực III), phải coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiện vụ đặc biệt quan trọng nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nông dân, xây dựng nông thôn mới, từng bước khắc phục sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng, các địa phương về đời sống, thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư. Lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng để tạo ra sự tăng trưởng cao, thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế khác, tạo thêm nhiều việc làm mới, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch phần lớn lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang làm công nghiệp; thu được ngân sách cao để tăng tích luỹ, tăng đầu tư phát triển, đặc biệt là tái đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thơn, hỗ trợ nơng dân, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh phát triển và từng bước nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ để vừa đảm bảo chức năng hậu cần của nền kinh tế, vừa tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động, tạo môi trường đầu tư phát triển, trong đó lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn.
Ba là, tập trung phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ vừa
cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng; lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao làm khâu đột phá; lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bốn là, phải kết hợp hài hồ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp,
cộng đồng dân cư, đặc biệt là lợi ích của người dân. Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phải biết dựa vào dân, phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Thường xuyên tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách mới cho phù hợp, đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhân dân, tạo động lực phát triển.
Năm là, thường xuyên quan tâm xây dựng Đảng cả về chính trị, tư
tưởng và tổ chức. Phải xây dựng sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng bộ, trước hết là trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực cấp uỷ, trên cơ sở các nguyên tắc và Điều lệ Đảng. Phát huy dân chủ, trí tuệ trong Đảng, làm hạt nhân thúc đẩy phát huy dân chủ trong xã hội, gắn với xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết tồn dân, xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng với nhân dân.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực, phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ngành, các cấp, nhất là người đứng đầu phải thực sự gương mẫu, có tầm nhìn chiến lược; năng động, sáng tạo, sâu sát cơ sở, có tính quyết đốn cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Phải tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động trong Đảng bộ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.