Thang đo lường các nhân tố của mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao số lượng đại lý chấp nhận ứng dụng ipos tại khu vực tp hồ chí minh đến năm 2020 – nghiên cứu tại công ty TNHH BHNT AIA việt nam (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.4. Thang đo lường các nhân tố của mơ hình

Dựa vào mơ hình nghiên cứu đề xuất, mơ hình UTAUT, tác giả nhận định rằng có 4 nhân tố tác động đên ý định sử dụng iPoS: Hiệu quả mong đợi (PE), Nỗ lực mong đợi (EE), Ảnh hưởng xã hội (SI), Điều kiện thuận lợi (FC).

2.4.1. Hiệu quả mong đợi (PE)

Được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng bằng cách sử dụng hệ thống sẽ giúp họ đạt được lợi ích về hiệu quả công việc (Venkatesh, 2003). Theo Venkatesh (2003), Kamal Ghalandari (2012) nhân tố này là sự kết hợp của 5 yếu tố từ các mơ hình trước gồm (1) Nhận thức về tính hữu dụng (TAM); (2) Động lực bên ngồi (MM); (3) Phù hợp với cơng việc (MPCU); (4) Lợi thế tương đối (IDT) và (5) Kỳ vọng kết quả (SCT). Điều này được hiểu như là các đại lý khi sử dụng iPoS sẽ nhận thấy được khả năng hoàn tất việc tư vấn, HSYCBH một cách nhanh chóng, lưu trữ thơng tin tiện lợi và, tính bảo mật cao và giúp cho việc kinh doanh của họ trở nên hiệu quả hơn.

Hiệu quả mong đợi (PE)

Nỗ lực mong đợi (EE)

Ảnh hưởng xã hội (FC) Điều kiện thuận lợi (SI)

Ý định sử dụng iPoS (BI)

Sử dụng iPoS

Nhân tố này được tác giả đánh giá là rất quan trọng, vì bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào khi triển khai ra thị trường, cụ thể là ứng dụng iPoS, đều phải đảm bảo rằng nó thật sự hữu dụng, mang lại nhiều giá trị cho người dùng. Và đặc biệt phải cho các đại lý nhận thấy được sự khác biệt và tính vượt trội hơn của iPoS so với quy trình tư vấn truyền thống trước đây, điều này sẽ đóng góp phần lớn trong quyết định liệu họ có sử dụng iPoS trong cơng việc hay khơng và mức độ trung thành của họ đối với ứng dụng này là thế nào.

2.4.2. Nỗ lực mong đợi (EE)

Được định nghĩa là mức độ dễ dàng mà mỗi cá nhân cảm nhận liên quan đến việc sử dụng hệ thống (Venkatesh, 2003). Theo Venkatesh (2003), Kamal Ghalandari (2012), nhân tố này là sự kết hợp của 2 nhân tố: (1) Nhận thức về tính dễ sử dụng (TAM); (2) Mức độ phức tạp (MPCU, IDT). Điều này được hiểu như là đại lý sử dụng iPoS sẽ nhận thấy được mức độ dễ dàng sử dụng của iPoS.

Khả năng dễ dàng tiếp cận cũng như đơn giản khi học hỏi iPoS càng cao sẽ khiến cho các đại lý thực hiện tiến trình chuyển đổi từ phương thức cũ sang phương thức mới càng nhanh chóng hơn. Nếu đáp ứng được nhân tố này sẽ giúp cho AIA rút ngắn được thời gian triển khai iPoS cho hệ thống đại lý của mình. Chính vì thế, đối với tác giả nhân tố này cần phải được quan tâm và chú trọng.

2.4.3. Ảnh hưởng xã hội (SI)

Được định nghĩa là mức độ mà mỗi cá nhân nhận thức những người quan trọng đối với cá nhân đó tin tưởng rằng họ nên sử dụng hệ thống mới (Venkatesh, 2003). Theo Venkatesh (2003), Kamal Ghalandari (2012), nhân tố này là kết quả của việc kết hợp 3 nhân tố: (1) Chuẩn chủ quan (TRA, TPB, C-TAM-TPB); (2) Yếu tố xã hội (MPCU) và (3) Hình ảnh (IDT). Điều này được hiểu như là đại lý khi sử dụng iPoS sẽ nhận được sự ủng hộ từ khách hàng, đồng nghiệp và những người được xem là quan trọng đối với họ.

Mức độ tác động từ những người được nhận định là quan trọng đối với các đại lý qua việc ủng hộ hay phản đối sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ý định chấp nhận sử dụng iPoS của họ. Nếu mức độ phản đối chiếm cao hơn, điều này sẽ dẫn đến trạng thái

hoang mang cho các đại lý, họ sẽ nghi ngờ và niềm tin về những giá trị mà iPoS mang lại sẽ bị lay động. Còn như ngược lại, những hiệu ứng tích cực sẽ thúc đẩy các đại lý sớm chuyển đổi sang quy trình tư vấn mới thơng qua iPoS. Do đó, tác giả cũng đặt mức độ quan tâm của mình vào nhân tố này.

2.4.4. Điều kiện thuận lợi (FC)

Được định nghĩa là mức độ mà mỗi cá nhân tin tưởng rằng họ sẽ được hỗ trợ bởi tổ chức và cơ sở hạ tầng kỹ thuật khi sử dụng hệ thống (Venkatesh, 2003). Qua các kết quả thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng trực tiếp đến Hành vi sử dụng thay vì thơng qua Dự định hành vi (Venkatesh, 2003). Theo Venkatesh (2003), Kamal Ghalandari (2012), định nghĩa này bao gồm 3 nhân tố: (1) Nhận thức kiểm soát hành vi (TPB); (2) Điều kiện thuận lợi (MPCU); (3) Khả năng thích ứng (IDT). Điều này được hiểu như là đại lý sẽ được tham gia những khóa đào tạo, hướng dẫn và được cung cấp tài liệu để có thể tiếp cận và sử dụng tốt iPoS.

Đây là một nhân tố không thể xem nhẹ. Nếu như những nhân tố trước đó đều đạt được đánh giá cao từ các đại lý nhưng lại khơng có được những điều kiện thuận lợi hoặc những hỗ trợ cần thiết để thực hiện chuyển đổi sẽ làm cho các đại lý trì hỗn việc sử dụng iPoS trong cơng việc của mình và sẽ tiếp tục duy trì phương thức cũ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược mà AIA Việt Nam đã đưa ra. Hỗ trợ trước, trong, sau luôn là vấn đề cần thiết khi triển khai bất kỳ 1 phương thức mới nào.

2.4.5. Ý định sử dụng ứng dụng iPoS (BI)

Ý định sử dụng (ý định hành vi) là các yếu tố tác động đến hành vi, là dấu hiệu cho thấy mức độ sẵn sàng và những nỗ lực mà mỗi cá nhân bỏ ra để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). Theo Venkatesh (2003), ý định sử dụng sẽ được đo lường qua 3 biến PE, EE, SI.

Đây là nhân tố phụ thuộc, nên đối với tác giả nhân tố này khơng thực sự quan trọng vì mức độ đánh giá cao hay thấp của nhân tố này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả mang lại từ các nhân tố độc lập phía trên.

Bảng 2.2: Thang đo đề xuất cho các nhân tố trong mơ hình UTAUT Thang đo

hiệu Câu hỏi

Cơ sở thang đo

Hiệu quả mong đợi (PE)

PE1 Ứng dụng iPoS giúp tơi hồn thành cơng việc của mình nhanh chóng hơn

Venkatesh, Morris, Davis, and Davis (2003)

PE2 Sử dụng ứng dụng iPoS làm tăng năng suất làm việc của tôi

PE3 Ứng dụng iPoS cho tôi cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của mình

PE4 Tơi nhận thấy rằng ứng dụng iPoS rất hữu ích cho cơng việc của tơi

Nỗ lực

mong đợi (EE)

EE1 Việc học cách thức sử dụng ứng dụng iPoS là dễ dàng đối với tôi

Venkatesh, Morris, Davis, and Davis (2003)

EE2 Tơi có thể dễ dàng tương tác với ứng dụng iPoS EE3 Tôi không mất nhiều thời gian để sử dụng ứng

dụng iPoS thành thạo

EE4 Tôi nhận thấy rằng ứng dụng iPoS rất dễ sử dụng

Ảnh hưởng

xã hội (SI) SI1

Khách hàng của tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng

ứng dụng iPoS khi tư vấn Venkatesh, Morris, Davis, and Davis (2003)

SI2 Đồng nghiệp và quản lý của tôi cho rằng tôi nên sử dụng ứng dụng iPoS

SI3 Những người quan trọng đối với tôi khuyên tôi nên sử dụng ứng dụng iPoS

SI4 Tôi cảm thấy sử dụng ứng dụng iPoS là phù hợp với xu thế công nghệ hiện nay

Điều kiện thuận lợi (FC)

FC1 Tơi có đủ nguồn lực cần thiết để sử dụng ứng dụng iPoS Venkatesh, Morris, Davis, and Davis (2003)

FC2 Tơi có đủ kiến thức cần thiết để sử dụng ứng dụng iPoS

FC3 Ứng dụng iPoS thì tương thích với hệ điều hành mà tơi đang sử dụng

FC4 Tôi luôn nhận được sự hỗ trợ cần thiết khi có bất kỳ thắc mắc nào về ứng dụng iPoS

Ý định sử dụng ứng dụng iPoS (BI)

BI1 Tôi dự định sẽ sử dụng ứng dụng iPoS trong tương lai Venkatesh, Morris, Davis, and Davis (2003)

BI2 Tôi sẽ sử dụng ứng dụng iPoS để cải thiện hiệu quả làm việc của mình

BI3 Tơi có kế hoạch sử dụng ứng dụng iPoS trong 3 tháng tới

Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát của thang đo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tổng hợp lại những kiến thức nền tảng của 3 mơ hình nghiên cứu được sử dụng để giải thích cho việc chấp nhận và sử dụng công nghệ: TPB, TAM và UTAUT. Tác giả sử dụng mơ hình UTAUT làm cơ sở để phân tích cho đề tài “Giải pháp nâng cao số lượng đại lý chấp nhận ứng dụng iPoS tại khu vực TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 – Nghiên cứu tại Công ty TNHH BHNT AIA Việt Nam” vì UTAUT được tổng hợp từ 8 mơ hình nổi tiếng trong đó có cả TPB và TAM. UTAUT giải thích đươc khả năng thành cơng của việc giới thiệu công nghệ mới đạt đến 70%. Đồng thời chương 2 cũng cho thấy được các nghiên cứu đã ứng dụng mơ hình UTAUT vào những vấn đề thực tiễn và đã thu được nhiều thành quả nhất định.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN ỨNG DỤNG IPOS CỦA CÁC ĐẠI LÝ THUỘC CÔNG TY TNHH BHNT

AIA VIỆT NAM TẠI KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH

Tiếp nối Chương 2, trong Chương 3, tác giả sẽ tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH BHNT AIA Việt Nam. Tiếp đến, phân tích thực trạng sử dụng ứng iPoS tại công ty dựa trên những cơ sở dữ liệu mà tác giả đã tiến hành thu thập qua khảo sát định lượng và nghiên cứu định tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao số lượng đại lý chấp nhận ứng dụng ipos tại khu vực tp hồ chí minh đến năm 2020 – nghiên cứu tại công ty TNHH BHNT AIA việt nam (Trang 30 - 35)