Kết luận về phân tích thực trạng sử dụng ứng dụng iPoS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao số lượng đại lý chấp nhận ứng dụng ipos tại khu vực tp hồ chí minh đến năm 2020 – nghiên cứu tại công ty TNHH BHNT AIA việt nam (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.4. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận ứng dụng

3.4.6. Kết luận về phân tích thực trạng sử dụng ứng dụng iPoS

Như vậy, tính đến thời điểm khảo sát, có đến 35% đại lý trên tổng số người tham gia khảo sát khơng sử dụng iPoS. Trong đó gồm:

Bảng 3.9: Bảng mơ tả đặc tính đối tượng khơng sử dụng iPoS

Nhóm tuổi trở lên Từ 45 Từ 35 đến dưới 45 Từ 25 đến dưới 35 Dưới 25 Số lượng 19 12 9 1 Tỉ lệ 46% 29% 22% 2% Nam 7 5 3 0 Nữ 12 7 6 1 Trung bình

thang đo Khác iPad 13 6 7 5 5 4 1 0

3.55 PE1 3.53 3.58 3.78 4 PE2 3.58 3.33 3.67 3 PE4 3.58 3.42 3.56 4 3.07 EE1 3.32 2.83 3.44 4 EE2 3.42 3.33 3.11 3 EE3 2.95 2.33 3.11 2 EE4 3.00 2.83 3.00 4 3.52 SI1 3.47 3.33 3.33 3 SI2 3.84 3.92 3.78 4 SI3 3.32 3.00 3.33 4 SI4 3.68 3.58 3.33 4 3.42 FC1 3.63 3.67 3.67 2 FC2 3.42 3.42 3.67 3 FC3 3.42 3.17 3.11 4 FC4 3.37 3.08 3.56 3 3.18 BI1 3.84 3.67 3.67 4 BI2 3.42 3.00 3.22 4 BI3 2.53 2.42 2.56 3

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Dựa vào bảng 3.9, ta nhận thấy nhân tố tác động lớn nhất dẫn đến 35% số đại lý không sử dụng iPoS là Nỗ lực mong đợi EE, trong đó đại lý thuộc nhóm tuổi từ 45 trở lên chiếm đến 46%, chính về thế ta cần tập trung xây dựng giải pháp cho nhóm

đối tượng này. Kế đến là nhóm có độ tuổi từ 35 đến 45, chiếm 29%. Sau là giải quyết vấn đề gặp khó khăn cho 22% số đối tượng từ 25 đến 35 tuổi.

Tiếp đến ta cần đề xuất giải pháp để giải quyết về vấn đề hệ điều hành và sự hỗ trợ thuộc nhân tố Điều kiện thuận lợi ở 2 nhóm tuổi từ 25 đến dưới 45.

Tuy nhiên, để xây dựng giải pháp thiết thực hơn cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã kết hợp phỏng vấn sâu để tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu 5 đối tượng có mức đánh giá thấp đối với các nhân tố Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, tác giả nhận thấy rằng các ý kiến đều có nội dung tương đồng nhau nên tác giả quyết định dừng lại quá trình phỏng vấn này. Kết quả phỏng vấn sâu được trình bày trong Phụ lục 4.

Vậy sau khi tham khảo các chính sách của cơng ty khi triển khai iPoS, kết hợp với khảo sát định lượng và tiến hành phỏng vấn sâu, tác giả kết luận trong suốt thời gian qua iPoS phát triển chưa mạnh theo như mong đợi của AIA Việt Nam là vì những hạn chế sau đây:

Nỗ lực mong đợi:

- Vấn đề liên quan đến công tác huấn luyện:

 Tuổi tác đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận công nghệ.

 Thời gian huấn luyện chưa phù hợp.

 Cách thức huấn luyện chưa phù hợp.

- Vấn đề liên quan đến công nghệ (ứng dụng iPoS):

 Giao diện thiếu thân thiện.

 Thao tác thực hiện còn rườm rà.

 Chưa thể hiện được ý nghĩa từng mục.

Ảnh hưởng xã hội:

- Khách hàng chưa hài lịng vì xuất hiện lỗi khi tư vấn. - Khách hàng chưa hài lòng về chữ ký điện tử.

Điều kiện thuận lợi:

- Xảy ra hiện tượng xung đột khi dùng. - Chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Riêng yếu tố SI3 - ảnh hưởng từ những người quan trọng – ta có thể bỏ qua. Vì giá trị đạt được có thể chấp nhận.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH BHNT AIA Việt Nam, giới thiệu về chức năng và quy trình triển khai của iPoS.

Đồng thời trong chương 3, tác giả cũng phân tích về thực trạng sử dụng iPoS tại AIA Việt Nam. Kết quả thu được sau khi phân tích cho thấy, có đến 35% đại lý khơng sử dụng iPoS, trong đó đối tượng có độ tuổi từ 45 trở lên chiếm 46% (tính đến thời điểm khảo sát). Để cải thiện tình hình, ta cần tiến hành xây dựng giải pháp cho nhân tố: Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng xã hội và Điều kiện thuận lợi.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỐ LƯỢNG ĐẠI LÝ CHẤP NHẬN ỨNG DỤNG IPOS TẠI KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 –

NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TNHH BHNT AIA VIỆT NAM

Chương 4 sẽ trình bày định hướng chiến lược của AIA Việt Nam qua việc nâng cao số lượng đại lý sử dụng iPoS tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và mục tiêu của chiến lược này. Đồng thời tại chương 4, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp để cải thiện thực trạng sử dụng iPoS tại TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao số lượng đại lý chấp nhận ứng dụng ipos tại khu vực tp hồ chí minh đến năm 2020 – nghiên cứu tại công ty TNHH BHNT AIA việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)