CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
3.3. Nghiên cứu và khảo sát về ứng dụng iPoS
3.3.3.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), để đánh giá được độ tin cậy, thang đo phải có tối thiểu 3 biến đo lường. Thang đo được tác giả sử dụng trong mơ hình nghiên cứu đề xuất đều có từ 3 biến đo lường trở lên nên hoàn toàn phù hợp để đánh giá độ tin cậy. Theo Nunnally & Berntein (1994), thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy khi Cronbach’s α ≥ 0.6. Tuy nhiên, một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến trong khoảng [0.75 – 0.95], nếu Cronbach’s Alpha có giá trị quá lớn (α > 0.95) chứng tỏ nhiều biến trong thang đo khơng có sự khác biệt, sẽ xảy ra hiện tượng trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0.8 là thang
đo lường tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Đồng thời, biến đo lường chỉ đạt yêu cầu khi hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh ≥ 0.3 (Nunnally & Berntein, 1994).
Kết quả kiểm tra độ tin cậy của 5 nhân tố tác động đến quyết định sử dụng iPoS của các đại lý AIA Việt Nam được tóm tắt trong Bảng 3.3 (chi tiết phân tích Cronbach’s Alpha được trình bày trong Phụ lục 5 ).
Bảng 3.3: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo đề xuất
Biến quan sát Hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh
Cronbach’s Alpha nếu loại biến Hiệu quả mong đợi: Cronbach’s α = 0.780
PE1 0.648 0.699
PE2 0.693 0.672
PE3 0.347 0.848
PE4 0.701 0.661
Nỗ lực mong đợi: Cronbach’s α = 0.904
EE1 0.827 0.861
EE2 0.758 0.887
EE3 0.792 0.881
EE4 0.791 0.876
Ảnh hưởng xã hội: Cronbach’s α = 0.857
SI1 0.752 0.797
SI2 0.614 0.854
SI3 0.713 0.813
SI4 0.745 0.799
Điều kiện thuận lợi: Cronbach’s α = 0.887
FC1 0.743 0.859 FC2 0.814 0.831 FC3 0.686 0.881 FC4 0.779 0.847 Ý định sử dụng iPoS: Cronbach’s α = 0.840 BI1 0.708 0.795 BI2 0.748 0.735 BI3 0.700 0.804
Nhóm yếu tố Hiệu quả mong đợi
Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhóm yếu tố Hiệu quả mong đợi có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.855 > 0.6, chứng tỏ thang đo có độ tin cậy tốt. 3 biến đo lường thành phần này PE1, PE2, PE4 đều có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh ≥ 0.3 nên các biến đo lường này đạt yêu cầu. Riêng biến đo lường PE3 có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh là 0.347 > 0.3, tuy nhiên khi loại biến PE3 thì Cronbach’s Alpha sẽ tăng từ 0.780 lên 0.848.
PE3 dùng để đánh giá mức độ thăng tiến trong nghề nghiệp của các đại lý khi chuyển sang sử dụng iPoS, nếu xét về giá trị nội dung của khái niệm, PE3 vẫn có thể phản ánh được cho tính hữu dụng của iPoS. Vì thế tác giả quyết định giữ lại biến PE3 khi tiến hành kiểm định EFA.
Nhóm yếu tố Nỗ lực mong đợi
Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhóm yếu tố Nỗ lực mong đợi có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.904 > 0.6, chứng tỏ thang đo có độ tin cậy tốt. 4 biến đo lường thành phần này đều có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh ≥ 0.3 nên các biến đo lường này đạt yêu cầu.
Nhóm yếu tố Ảnh hưởng xã hội
Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhóm yếu tố Ảnh hưởng xã hội có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.857 > 0.6, chứng tỏ thang đo có độ tin cậy tốt. 4 biến đo lường thành phần này đều có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh ≥ 0.3 nên các biến đo lường này đạt yêu cầu.
Nhóm yếu tố Điều kiện thuận lợi
Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhóm yếu tố Điều kiện thuận lợi có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.887 > 0.6, chứng tỏ thang đo có độ tin cậy tốt. 4 biến đo lường thành phần này đều có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh ≥ 0.3 nên các biến đo lường này đạt yêu cầu.
Nhóm yếu tố Ý định sử dụng iPoS
Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhóm yếu tố Ý định sử dụng iPoS có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.840 > 0.6, chứng tỏ thang đo có độ tin cậy tốt. 3 biến đo lường
thành phần này đều có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh ≥ 0.3 nên các biến đo lường này đạt yêu cầu.