Xác định thu nhập và chi phí của chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh 7 TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Ghi chú: Thu nhập từ lãi của chi nhánh = 120x17% + 70x11% = 28,1 Chi phí trả lãi của chi nhánh = 70x10% + 120x12% = 21,4 Chênh lệch lãi biên của chi nhánh = 28,1 – 21,4 = 6,7

Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh của đơn vị cịn được đánh giá sau khi phân bổ chi phí và lợi nhuận:

Phân bổ chi phí

Phân bổ tồn bộ chi phí hoạt động của Trung tâm phát sinh trong quản lý điều hành vốn thành chi phí hoạt động của các đơn vị kinh doanh.

Căn cứ phân bổ chi phí là Tổng giá trị tài sản Có và Tài sản Nợ bình qn trong

kỳ của đơn vị kinh doanh

Chi phí hoạt động của HSC

Chi phí phân bổ cho ĐVKD = --------------------------------- * (TSC+TSN)/2 Tổng tài sản toàn ngành

 Thu nhập trước khi phân bổ (NI)

Giá trị thu nhập trước khi phân bổ của đơn vị kinh doanh được xác định bằng thu nhập rịng từ lãi cộng thu nhập khác ngồi lãi trừ chi phí hoạt động phát sinh tại

đơn vị kinh doanh đó:

NI = NII + TNO - CFO

Trong đó:

CFO: Chi phí hoạt động.

Tỷ lệ thu nhập trước khi phân bổ được xác định bằng giá trị thu nhập ròng chia cho tổng TSC và TSN bình quân trong kỳ của đơn vị kinh doanh.

NI NM = ------------------

(TSC+TSN)/2

Trong đó:

NM (Net Margin): Tỷ lệ thu nhập ròng trong kỳ của đơn vị kinh doanh. NI: Giá trị thu nhập ròng trong kỳ của đơn vị kinh doanh.

(TSC+TSN)/2: Tổng giá trị Tài sản có và Tài sản nợ bình quân trong kỳ.

 Thu nhập sau khi phân bổ (NC)

Giá trị thu nhập sau khi phân bổ của đơn vị kinh doanh được xác định bằng thu nhập trước khi phân bổ giảm trừ chi phí được phân bổ từ Trung tâm:

NC = NI - CFPB

Trong đó:

NC (Net Contribution): Giá trị thu nhập sau khi phân bổ. NI: Giá trị thu nhập trước khi phân bổ.

CFPB: Chi phí được phân bổ từ Trung tâm trong kỳ.

Tỷ lệ thu nhập sau khi phân bổ được xác định bằng giá trị thu nhập sau khi phân bổ chia cho tổng Tài sản Có và Tài sản Nợ bình quân trong kỳ của đơn vị kinh doanh.

NC

NCR = ------------------ (TSC+TSN)/2

Trong đó:

NC: Giá trị thu nhập sau khi phân bổ.

NCR: (NC rate) là tỷ lệ thu nhập sau khi phân bổ.

Một vài số liệu về hoạt động của Vietinbank của chi nhánh 7 trong vài năm gần đây: 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 30/09/2012 1. Số cán bộ CNV 118 118 121 123 2. Số dư huy động vốn 2,265,015,139,908 4,165,017,365,791 5,230,004,092,982 6,350,369,972,005 -Tổ chức kinh tế 795,880,433,916 1,631,624,143,473 2,567,751,324,471 2,447,529,821,012 -Dân cư 1,370,034,330,933 1,511,658,799,494 2,574,051,072,769 3,797,834,513,142 -Tổ chức tín dụng khác - - - 62,398,565,379 3. Số dư nợ vay 1,387,581,180,237 1,976,090,664,309 4,309,932,483,497 5,859,320,119,679 4. Lợi nhuận 85,147,882,279 141,646,926,524 187,880,322,555 121,838,987,813 5. Thu nhập 308,436,956,608 649,569,759,002 1,342,433,587,454 1,220,435,815,020 6. Chi phí 223,289,074,329 507,922,832,478 1,154,553,264,899 1,098,596,827,207

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động của Vietinbank- Chi nhánh 7 từ 2009 đến 30/09/2012- Nguồn: Báo cáo hoạt động của Vietinbank- Chi nhánh 7.

2.3 Đánh giá chung về những ưu điểm và tồn tại của FTP:

2.3.1 Những ưu điểm của FTP: Trên lý thuyết cơ chế này mong đạt các kết quả dưới đây: dưới đây:

- Đây là một cơ chế quản lý vốn khoa học với chế độ kiểm tra giám sát linh

hoạt chặt chẽ trong công tác điều hành của HSC đối với các CN: Các chi nhánh

không thể mua-bán vốn ngồi HSC.

- Cung cấp cơng cụ mạnh trong quản lý rủi ro lãi suất, giữ thanh khoản cao và linh hoạt: Hệ thống FTP cho phép mua bán vốn khớp với kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) để người quản lý có thể linh hoạt trong chính sách lãi suất và đưa ra các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống.

- Qua việc áp dụng cơ chế mua-bán vốn, tập trung vốn về Hội sở chính, từ đó ln chuyển vốn giữa các chi nhánh, giúp tận dụng nguồn vốn trong hệ thống với chi phí thấp, thời gian luân chuyển/huy động nhanh.

- Tạo động lực và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho CN: Việc thay đổi lãi suất

điều hoà vốn chỉ ảnh hưởng đến các khoản tiền gửi/cho vay mới phát sinh hoặc đến

kỳ điều chỉnh lãi suất, vì vậy, giảm thiểu rủi ro lãi suất cho các đơn vị và không ảnh

hưởng ngay đến kết quả kinh doanh của CN như dưới cơ chế một giá. Bên cạnh đó,

các khoản cho vay lãi suất thấp trước đây, theo cơ chế FTP mới, được CN nhận thức rõ ràng và có động lực đàm phán tăng lãi suất cho vay, đảm bảo hiệu quả

chung của CN và toàn hệ thống. Điều này tạo động lực cho CN mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển theo đúng định hướng của Ban lãnh

đạo VietinBank đề ra. Đồng thời đây cũng là sự công bằng đánh giá chất lượng

hoạt động của CN.

- Thông tin báo cáo đáp ứng kịp thời yêu cầu quản trị NH: Chế độ báo cáo đa dạng, phong phú, tức thời giúp CN kiểm soát, đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, từ đó nhanh chóng đề ra các giải pháp phù hợp. Với Hệ thống FTP, trang web FTP nội bộ cung cấp các báo cáo về cho vay, tiền gửi, lợi nhuận của

đơn vị kinh doanh hàng ngày, giúp đưa thông tin đến các lãnh đạo đơn vị kịp thời hơn, giảm thiểu thời gian thủ công tạo báo cáo, hạch toán… tại CN, tiết kiệm thời

gian dành cho việc phân tích và đề ra chiến lược kinh doanh, quan hệ khách hàng. Ngoài ra, hệ thống cung cấp chức năng Dự tính và Vấn tin giúp cán bộ tác nghiệp có thơng tin về mua bán vốn của giao dịch trước khi thực hiện giao dịch, nhằm đưa ra quyết định tốt nhất.

- Giảm bớt khối lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại CN: Chương

trình được vận hành tự động nên tồn bộ khối lượng cơng việc tính tốn lãi điều hịa thủ cơng trước đây tại CN được thay thế bằng chương trình tính tốn và hạch tốn tự động. Nhờ đó, các rủi ro tác nghiệp trong quá trình tính tốn được hạn chế tối

đa.

- Hệ thống FTP là một cơng cụ tài chính mạnh để HSC điều tiết cơ cấu nguồn vốn và tài sản phù hợp, kết hợp với cơ chế quy định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay, công tác giao kế hoạch và cân đối nhận nộp vốn hàng tháng, tạo thành các công cụ hiệu quả trong công tác điều hành vốn của VietinBank.

- Cơ chế FTP địi hỏi tính hệ thống rất cao. Mọi cơ sở phải nghiêm chỉnh chấp hành tuyệt đối khâu hạch toán, sử dụng đúng tài khoản, đúng phân loại tiểu khoản đã quy định, nếu khơng, chương trình khơng thể xử lý tự động được hay xử lý theo hướng không mong muốn.

Đây là ưu điểm nổi bật nhưng đồng thời là nhược điểm lớn nhất khi nền kinh tế

tài chính của Việt Nam chưa đi theo bất kỳ quy chuẩn nào.

2.3.2 Những tồn tại của FTP:

Các CN chưa quen với việc xác định lãi suất cho vay và huy động căn cứ vào hệ

thống giá FTP do đó khi thực hiện gặp nhiều khó khăn.

2.3.2.1 Các chi nhánh vẫn bị ràng buộc bởi hạn mức thanh toán:

Vốn do chi nhánh huy động được chuyển vào nguồn vốn chung và nguồn vốn

chi nhánh cho vay được lấy từ nguồn vốn của hệ thống. Việc chi nhánh cho vay từ

nguồn vốn của hệ thống được thực hiện thông qua tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ”. Tài khoản này có thể thâm hụt (khi tại thời điểm giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của chi nhánh lớn hơn Tài sản Nợ) hoặc dư thừa (khi tại thời điểm giá trị tuyệt

đối Tài sản Có của chi nhánh nhỏ Tài sản Nợ). Dòng tiền ra, vào tài khoản “Điều

chuyển vốn nội bộ” bị giới hạn bởi các hạn mức sau đây:

+ Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch “mua vốn”, trường hợp chi nhánh có giao dịch mua vốn vượt hạn mức thanh tốn phải có báo cáo đề xuất lên Trung tâm và giao dịch chỉ được thực hiện khi được Trung tâm phê duyệt. + Hạn mức chênh lệch ròng: là mức thâm hụt tối đa trên tài khoản “Điều chuyển

vốn nội bộ” đối với từng chi nhánh, thể hiện chênh lệch tại thời điểm giữa giới hạn

dư nợ của chi nhánh với số dư huy động vốn.

2.3.2.2 Việc tồn tại của hạn mức thanh toán là do các chi nhánh bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ. Hạn mức tín dụng Hội sở

chính cấp cho chi nhánh cịn gây nhiều tranh cãi vì nặng tính chủ quan. Trong khi quản lý vốn được ứng dụng cơ chế khoa học là cơ chế quản lý vốn tập trung, các chỉ tiêu về huy động vốn và hạn mức tín dụng lại được giao một cách cảm tính bằng cách lấy số dư thực tế của năm trước và cộng thêm dự đoán tốc độ phát triển kinh tế

địa phương. Dù trong thực tế, địa phương chưa đạt tốc độ phát triển kinh tế như kỳ

vọng, chi nhánh rất khó xin điều chỉnh giảm chỉ tiêu ban đầu. Đây là những bất hợp lý cần được xem xét gỡ bỏ để giúp các chi nhánh chủ động hơn trong quá trình kinh doanh.

2.3.2.3 Vẫn còn sự tồn tại của Phòng nguồn vốn tại các chi nhánh: ưu điểm

chính của cơ chế quản lý vốn tập trung là tập trung mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tỷ giá về Hội sở chính, đồng thời quản lý thống nhất và tập trung nguồn vốn của cả hệ thống. Tuy nhiên, Vietinbank hiện tại vẫn cịn duy trì Phịng nguồn vốn tại các chi nhánh để làm báo cáo theo yêu cầu của các phòng ban tại HSC. Về nguyên tắc, HSC tập trung cơ sở dữ liệu của toàn hệ thống để từ đó chiết xuất ra mọi báo cáo cần thiết. Trong thực tế, theo thói quen từ lâu đời, người ta cứ

đẩy báo cáo về cơ sở để lấy chữ ký của chi nhánh. Đây là sự lãng phí nguồn lực rất

lớn.

2.3.2.4 Chưa đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh do áp dụng cơ chế một giá. nhánh do áp dụng cơ chế một giá.

- Trong một hệ thống hạch tốn tồn ngành, giao dịch tạo lãi cho chi nhánh

đồng thời tạo lãi cho HSC, cịn giao dịch gây lỗ cho chi nhánh, ít nhất cũng giảm lãi

của HSC. HSC có mảng kinh doanh riêng ở những lãnh vực mà họ không cho phép chi nhánh thực hiện như dealing trên thị trường ngoại hối quốc tế hay đầu tư giấy tờ có giá trên thị trường mở (OMO) và trên thị trường liên Ngân hàng. Kết quả kinh

doanh này có thể là lãi hay lỗ, sẽ hòa vào kết quả chung của hệ thống, nhưng dưới danh nghĩa thành tích của riêng HSC nếu kết quả là lãi. Nếu kết quả là lỗ, mọi phần tử sẽ cùng chia sẻ kết quả chung cuộc của toàn hệ thống.

Cả đơn vị là một pháp nhân và chỉ có một bảng cân đối chung duy nhất làm cơ sở để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là mọi người (tại HSC hay chi nhánh) phải góp phần làm tăng lợi nhuận chung theo cách riêng của mỗi người để tạo nên sức mạnh tổng hợp đẩy cả hệ thống đi lên. Việc cân phân mức đóng góp của mỗi phần tử khơng mang lại tác dụng tích cực như mong đợi vì:

+ Việt Nam cịn khống chế mức lương trần

+ Trong Ngân hàng có người ở bộ phận hành chánh, kho quỹ không trực tiếp

nhưng có góp phần tạo ra lợi nhuận. Vietinbank chọn cách trả lương khốn có

khống chế trần, tạo nên bất hợp lý vì khi doanh số hoạt động tại chi nhánh tăng mạnh, các bộ phận gián tiếp này làm việc vất vả hơn nhiều nhưng không được hưởng gì từ lợi nhuận tăng thêm.

Cách làm này quay về tư tưởng cực đoan, ấu trĩ, “phi sản xuất là ăn bám” đã bị sự nghiệp “đổi mới” đả phá hơn 20 năm qua.

2.3.2.5 Cơ chế FTP khơng mới trên thế giới, như đã phân tích ở chương 1, các

Ngân hàng trên thế giới đã áp dụng từ lâu, song điều khác cơ bản giữa họ với Việt Nam là chi nhánh của họ hoạt động độc lập thực sự theo chiến lược kinh doanh của

HSC, có đủ vốn điều lệ theo luật định, cho nên với họ, hệ thống chỉ bao gồm một

Trụ sở chính và vài chi nhánh phụ thuộc, khơng gian khá hẹp để gần như nằm trọn trong một phân khúc thị trường cụ thể để cơ chế FTP phát huy tác dụng.

Trong khi đó ở Việt Nam, chi nhánh không được cấp vốn điều lệ, hệ thống cả nước bao gồm hàng trăm chi nhánh, hàng ngàn phòng giao dịch, nằm trên nhiều

phân khúc thị trường khác nhau, cơ chế FTP lại đòi hỏi tính hệ thống rất cao nên khó phát huy tác dụng như mong muốn.

2.3.2.6 Định giá mua/bán vốn theo giá thị trường nào?

Cốt lõi của cơ chế quản lý vốn tập trung là định giá mua/bán vốn, được hiểu là theo giá thị trường. Khi hệ thống trải rộng trên nhiều phân khúc thị trường khác

nhau, giá của phân khúc nào sẽ được chọn để áp đặt cho toàn hệ thống. Đây là một bất hợp lý trong thực tế, khi khơng thể có giá nào phù hợp cho mọi phân khúc. Nếu

điều chỉnh theo khiếu nại của chi nhánh, HSC sẽ phá vỡ tính hệ thống của cơ chế.

Thị trường Hà Nội chắc chắn sẽ khác với thị trường Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh hay Cần Thơ.

2.3.2.7 Áp đặt một giá mua/bán vốn sẽ cản trở kinh doanh lành mạnh của cơ sở nếu giá đó khơng phù hợp với phân khúc thị trường tại chỗ. Các chi nhánh cơ sở nếu giá đó khơng phù hợp với phân khúc thị trường tại chỗ. Các chi nhánh

phải huy động vốn với lãi suất thấp hơn nữa cho nên không thể huy động được vốn

ở các phân khúc thị trường đang bị cạnh tranh quyết liệt. Chi nhánh cũng than phiền

giá bán vốn của HSC quá cao, chi nhánh muốn có thu nhập phải nâng lãi suất cho vay lên nữa, thế là đội giá thị trường, khơng tìm được khách hàng tốt để cho vay.

Để hoàn thành chỉ tiêu được giao về huy động hay cho vay, chi nhánh phải đánh

liều thực hiện theo giá tại chỗ và tự giải quyết khoản chênh lệch. Phòng ALCO ở

HSC chắc chắn nắm bắt tình hình qua các bất hợp lý trên cân đối của chi nhánh nhưng khơng có động thái gì.

2.3.2.8 Sự ràng buộc chi nhánh chỉ được mua/bán vốn với HSC, chỉ được

quan hệ với các tổ chức tín dụng khác khi được Ban điều hành phê duyệt bằng văn bản với ý định quản lý vốn tập trung để tạo sức mạnh tổng hợp và tiết kiệm chi phí, trong thực tế khơng khuyến khích chi nhánh mở rộng hoạt động. Nếu bản thân HSC để xảy ra rủi ro phải trích dự phịng cao làm giảm hay mất lợi nhuận chung, dù chi

nhánh có làm tốt đến đâu, họ cũng khơng bao giờ được hưởng và thưởng đúng theo thành quả đã tạo nên.

- Với cách vận dụng cơ chế quản lý vốn tập trung hiện tại ở Vietinbank, khi

giao chức năng mua bán vốn về cho chi nhánh, HSC chỉ cho chi nhánh hưởng lãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh 7 TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)