1.3 .2Kinh nghiệm của Trung Quốc
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTMCP Công
3.2.1 Quy định hạn mức thanh toán hợp lý cho Chi nhánh
HSC phải phối hợp đồng bộ và giải quyết nhanh các nhu cầu vốn cho chi nhánh, tránh tình trạng chờ đợi, gây lãng phí thời gian và nguồn lực hoặc mất khách hàng
do HSC không đưa ra quyết định kịp thời trong khâu xét duyệt bán vốn cho chi nhánh.
Mỗi CN phải được cấp hạn mức tín dụng hợp lý; việc này địi hỏi HSC so sánh chính xác các số liệu lịch sử với hiện tại đồng thời dựa trên những nhu cầu và khả
năng của CN, không dựa vào cảm tính đưa ra các chỉ tiêu bất hợp lý, khiến CN khó khăn khơng thể phối hợp và thực hiện được các chỉ tiêu đề ra.
Trong kinh doanh, để đảm bảo an toàn, quản lý được rủi ro tiềm ẩn, đồng thời
phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, Hội sở chính giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh
doanh trong năm, ấn định các hạn mức, giới hạn thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay,
việc giao chỉ tiêu dư nợ tín dụng và chỉ tiêu huy động vốn cho chi nhánh không tuân thủ qui định của ngành, vì thế tồn tại những bất hợp lý và có thể phát sinh tiêu cực khi chi nhánh muốn tăng dư nợ tín dụng so với mức được giao. Vì vậy, để tạo điều
kiện cho các chi nhánh chủ động trong kinh doanh, việc giao chỉ tiêu dư nợ tín dụng
và huy động vốn nên căn cứ vào các qui định của pháp luật hiện hành. Cụ thể:
Hệ số giới hạn huy động vốn: H1 ≥ 5%
H1 = Vốn tự có/ Tổng nguồn vốn huy động x 100% Hạn mức cho vay:
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một
khách hàng và người có liên quan khơng được vượt q 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức
tài chính vi mô.
Như vậy, hạn mức thanh toán của chi nhánh sẽ phụ thuộc vào các hệ số trên.
Việc giao chỉ tiêu căn cứ vào qui định của pháp luật sẽ tạo tính rõ ràng, minh bạch trong nội bộ ngân hàng.
Trung tâm vốn HSC thích giao chỉ tiêu vượt quá khả năng thực hiện của CN.
Đầu năm 2011 giao cho CN phải tăng trưởng nguồn vốn huy động 66% và tăng trưởng dư nợ 50% so với năm 2010. Tại thời điểm đó, thực thi chính sách thắt chặt
tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khống chế tăng trưởng tín dụng cho từng
NHTM từ 15-17% lẽ ra HSC phải chủ động điều chỉnh chỉ tiêu đã giao cho CN, nhưng họ cứ để mặc cho đến khi bị NHNN VN cảnh cáo vi phạm, đến lúc gần hết năm 2011 mới có văn bản điều chỉnh giảm chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu dư nợ và huy động vốn ảnh hưởng đến nhiều cân đối khác của Ngân
hàng. Khi không tăng trưởng được dư nợ tín dụng (vì chính sách vĩ mô), việc giữ
nguyên chỉ tiêu huy động vốn vơ tình để lại nhiều nghi vấn tai hại. Huy động nhiều vốn để làm gì? Để chịu chi phí cơ hội khi không cho vay ra được? CN chỉ biết tuân thủ nhưng thắc mắc của khách hàng ảnh hưởng đến thương hiệu.