1.3 .2Kinh nghiệm của Trung Quốc
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTMCP Công
3.2.5 Xác định giá muabán vốn hợp lý hơn
Năm 1993-1994 khi bắt đầu kinh doanh ngoại tệ, các CN đều làm đại lý mua bán cho HSC thông qua hai đầu mối tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc đó, trên thị trường cịn có độ chênh lệch giữa giá mua tiền mặt (mệnh giá nhỏ và
lớn), giá mua chuyển khoản và giá bán. Giá của HSC luôn cao hơn giá mua và thấp
hơn giá bán thị trường. Phần chênh lệch dành cho CN đã khuyến khích nhiều CN ra
sức thực hiện, góp phần hình thành rất nhanh quỹ kinh doanh ngoại tệ cho hệ thống. Khích lệ này chủ yếu về tinh thần vì CN bị khống chế lương, khơng hưởng gì nhiều
từ lợi nhuận tăng thêm.
Năm 1996-1997, Vietinbank liên tiếp vướng vào các vụ án lớn Tamexco, Ngọc
Thảo, Minh Phụng-Epco, lấy cớ dồn sức vượt qua khó khăn, trong kinh doanh ngoại tệ, HSC đặt giá mua bán sát giá thị trường. Để có lời, CN có ba cách thực hiện (1) mua thấp hơn và bán cao hơn (dễ làm lúc USD khan hiếm) (2) tự kinh doanh riêng (3) CN vẫn còn hưởng lãi điều hòa vốn trên số nguồn gửi tại HSC.
HSC liền dấn thêm một bước, nghiêm cấm CN bán ngoại tệ cho các TCTD khác
và cho các CN khác. Đối với các ngoại tệ khác ngoài USD, trên thị trường có độ
lệnh giá mua-bán rất lớn, lại không bị chế độ quản lý ngoại hối ràng buộc, giá mua- bán của HSC luôn cao hơn giá thị trường khiến CN phải nghĩ cách đối phó.
Kinh doanh ngoại tệ với FTP là hai vấn đề khác nhau và tuy xảy ra ở các thời điểm khác nhau, vẫn mang chung suy nghĩ và cách làm không thay đổi của HSC
qua thời gian: ép CN để giành lợi nhuận siêu ngạch. Giải pháp đưa ra chỉ quy gọn lại là cách HSC định giá mua-bán vốn với CN phải chừa đủ khoảng cách để CN sống; đó cũng là khuyến khích về tinh thần (quỹ lương tại CN luôn bị khống chế
trần) để CN cịn có động cơ phát triển doanh số, mà suy cho cùng cũng chỉ đóng
góp vào lợi nhuận chung của tồn hệ thống, khơng hề thất thốt ra ngồi.
Khi NHNN VN điều hành lãi suất trên thị trường, người ta chừa độ chênh lệch
giữa giá trần và giá sàn khá lớn từ 3-5%, phổ biến hiện nay là mức lệch 5% (đang bị
dư luận kêu ca). Với giá mua-bán vốn FTP, chênh lệch này gom về HSC trong khi
CN phải chịu chi phí quản lý hoạt động, lương cán bộ cơng nhân viên và trích dự phịng rủi ro tín dụng. Việc giao chỉ tiêu lợi nhuận theo tư duy trước đây tạo áp lực rất lớn cho CN.
Tính hệ thống (nếu đề cập ở đây) phải theo cả hai chiều, không thể chỉ có đơn phương từ CN về HSC. Nguyên tắc thị trường, chỉ nên áp dụng cho khách hàng
ngồi hệ thống, khơng nên q thẳng thừng với nội bộ vì như đã phân tích ở trên,
cần tạo ra nhiều lợi nhuận mới có nguồn để phân phối. Việc phân tích so sánh phần
đóng góp của mỗi đơn vị kinh doanh chỉ có ý nghĩa rất tương đối vì địa bàn hoạt động rất khác nhau.