Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh 7 TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 71)

1.3 .2Kinh nghiệm của Trung Quốc

3.1 Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2015

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông

qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015; trong đó mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.”

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015,

Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các kế hoạch để thực hiện những định hướng phát triển phù hợp với xu thế mới.

3.1.1 Kế hoạch của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam:

Chính sách tín dụng được xem xét với mức độ hợp lý:

Năm 2012, Quốc hội đã thông qua một số chỉ tiêu phát triển kinh tế, trong đó,

tăng trưởng tín dụng hệ thống từ 15 - 17%. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính

sách tiền tệ theo mục tiêu này vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức 6 - 6,5%.

Những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu của tín dụng là: phát triển nơng nghiệp

nông thôn, đặc biệt là khôi phục sức sản xuất ở những vùng bị thiên tai, bão lụt; tập

trung sản xuất hàng xuất khẩu; phục vụ công nghiệp phụ trợ; doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, đối với dư nợ cho vay phi sản xuất, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại dành một tỷ trọng tín dụng thích hợp đối với những

Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tín dụng phi sản xuất trong năm 2012 và chế tài đối với những đơn vị khơng hồn thành chỉ tiêu 16% vào 31/12/2012.

Ngồi ra, dư nợ cho vay bất động sản cần được xem xét và điều chỉnh để có những chính sách phù hợp.

Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng:

Xây dựng quy định góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng: Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015", có mục tiêu phấn đấu tới năm 2015, Việt Nam sẽ có 1 - 2 ngân hàng quy mơ và trình độ tương đương trong khu vực.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Quyết định về việc góp vốn mua cổ phần tại các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng, trình phương án xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước đến 2015. Đến năm 2015 chúng ta cố gắng đưa nợ xấu của các ngân hàng xuống dưới 3% đúng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Theo đề án tái cơ cấu ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ chia các tổ chức tín dụng thành 3 nhóm (lành mạnh, thiếu thanh khoản tạm thời và yếu kém). Kế hoạch là khuyến khích các tổ chức tín dụng lành mạnh sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức yếu kém. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tái cấp vốn cho các tổ chức thiếu thanh khoản.

Riêng tổ chức tín dụng yếu kém phải chịu sự giám sát đặc biệt, hạn chế nhóm tổ chức tín dụng này chia cổ tức, lợi nhuận. Sau khi áp dụng các biện pháp đảm bảo khả năng chi trả, tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được sáp nhập, hợp nhất, mua lại.

Trong đề án tái cơ cấu ngân hàng, việc cho phép các tổ chức nước ngoài mua lại, sáp nhập và tham gia tiến trình tái cơ cấu cũng được đề cập tới. Các tổ chức nước ngoài sẽ được tăng giới hạn sở hữu cổ phần tại các ngân hàng thương mại yếu kém.

Về lộ trình, trong năm 2012 sẽ triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng, tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu. Năm 2013 là thời gian để hoàn thành căn bản cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Mục tiêu trong năm này là loại bỏ nguy cơ đổ

vỡ các tổ chức tín dụng. Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai tiến trình sáp nhập, hợp nhất, mua lại các ngân hàng theo nguyên tắc tự nguyện để năm 2015 hồn thành tồn bộ q trình tái cơ cấu.

 Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008 đến năm 2011, năm 2012 vẫn cịn khó khăn, kỳ vọng đến năm 2013 sau chu kỳ 5 năm

nền kinh tế sẽ khởi sắc lại. Thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam sẽ từng bước phát triển nhanh trên cơ sở tái cấu trúc lại hoạt động ngân hàng. Việc tái cấu trúc

hướng đến mục tiêu đạt được các NHTM có năng lực, quy mơ tài chính lớn hơn; năng lực công nghệ hiện đại; năng lực quản trị điều hành được nâng cao hơn sẽ phát

triển bền vững ổn định hơn, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Kiểm tra thanh tra giám sát chặt chẽ:

Cần rà sốt tồn bộ hệ thống quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại cũng

như hệ thống tự giám sát của họ. Để tái cơ cấu thành công một ngân hàng, không

thể không nhắc đến vai trò của hệ thống giám sát, trong đó, vai trị giám sát của

Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính phải được phân định rõ ràng. Và chương trình giám sát đó khơng chỉ trong q trình tái cơ cấu mà cịn ở giai đoạn tiếp theo, để đảm bảo rằng, sau tái cơ cấu, chất lượng tài sản ở các ngân hàng không tồi tệ trở lại như hiện nay.

Xây dựng các luật, thông tư hướng dẫn hoạt động ngân hàng để xác định rõ đâu là ngân hàng thương mại cần xử lý. Tiến hành thanh tra tại chỗ hoặc mời kiểm toán độc lập đến kiểm tra để bảo đảm tính khách quan.. Tạo nên tính minh bạch, cơng khai, rõ ràng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và giữa các Bộ, ban, ngành trong hệ thống ngân hàng.

Ngồi ra, định hướng chính sách tiền tệ theo dự thảo phát triển kinh tế- xã hội năm 2011 và năm 2012 cũng đã nêu ra: Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức thanh tốn qua ngân hàng và thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối, từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn, tiến tới xóa bỏ tình

trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam. Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. Kiện tồn cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ.

3.1.2 Định hướng phát triển của Vietinbank đến năm 2015:

Năm 2012, Vietinbank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cơng tác cổ phần hóa, tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh, đồng thời tập trung thực hiện tái cấu trúc tồn diện ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục đầu tư cơng nghệ hiện đại, chuẩn hóa tồn diện hoạt động quản trị điều hành, sản phẩm dịch vụ, cơ chế, quy chế, từng bước hội nhập quốc tế để giá trị thương hiệu Vietinbank được nâng cao trên cả thị trường trong nước và quốc tế; nhằm thực hiện mục tiêu tầm nhìn 2015 là trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và chủ lực của nền kinh tế theo phương châm:”

An toàn- Hiệu quả- Hiện đại- Tăng trưởng bền vững”.

Tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, tích cực thực thi chính sách tiền tệ, góp phần làm địn bẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, đồng thời thực hiện có kết quả các mục tiêu nhiệm vụ, định hướng chiến lược hoạt động của VietinBank

năm 2010-2015 là:

 Tổng tài sản tăng trung bình 20%;

 Nguồn vốn tăng 20%;

 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): từ 18% - 19%;

 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA): 1,53%;

 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) > 10%.

 Tỷ lệ nợ xấu < 2,5%.

Cụ thể hóa những chiến lược phát triển được Vietinbank triển khai trong thời gian tới như sau:

Chiến lược về tài sản và vốn:

Tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.

Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu 51% trở lên.

Chiến lược về tín dụng và đầu tư:

Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường.

Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của Vietinbank; Tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm dưới 3%

Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trị định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng;

Chiến lược về dịch vụ:

Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng có thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển;

Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng làm định hướng phát triển;

Chiến lược về nguồn nhân lực:

Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ;

Đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương; Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp;

Quán triệt thực hiện Quy chế nội quy lao động và văn hóa Doanh nghiệp;

Chiến lược về cơng nghệ:

Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động

phát triển kinh doanh;

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an tồn, có tính thống nhất- tích hợp- ổn định cao;

Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý;

Phát triển và thành lập mới các công ty con theo định hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường;

Mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh 7 TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)