Những tồn tại của cơ chế quản lý vốn cũ và sự cần thiết phải chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh 7 TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 43)

1.3 .2Kinh nghiệm của Trung Quốc

2.2 Tình hình thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) tại NHTMCP Công

2.2.1.2 Những tồn tại của cơ chế quản lý vốn cũ và sự cần thiết phải chuyển

sang cơ chế quản lý vốn tập trung:

Theo cơ chế quản lý vốn cũ của NHCT VN, CN là các thành viên hạch toán độc

lập tương đối, được chủ động triển khai các giải pháp kinh doanh để hoàn thành chỉ

tiêu được giao. Để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, bản thân CN phải tự cạnh tranh

với các ngân hàng thương mại khác qua việc: tăng lãi suất huy động vốn, hạ thấp lãi suất cho vay, giảm chi phí cung cấp dịch vụ,… để thu hút khách hàng, có thể dẫn tới gia tăng chi phí huy động vốn, giảm sút lợi nhuận. CN có thể hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhưng chưa cơng bằng khi xác định phần đóng góp của từng CN vào thu nhập chung của NHCT VN.

Mặt khác, năm 2009, VietinBank thực hiện thành công bước đầu việc cổ phần hoá. Sự mở cửa của thị trường tài chính Việt Nam dẫn đến cạnh tranh gay gắt về vốn và lợi nhuận. Thêm vào đó, áp lực lớn về chỉ tiêu tăng trưởng, hiệu quả hoạt

động và việc hội nhập thị trường tài chính quốc tế yêu cầu VietinBank phải tính

tốn chính xác giá thành của tất cả các luồng tiền ra, vào ngân hàng. Trên cơ sở đó,

HSC tính tốn, đánh giá chính xác thu nhập và chi phí của từng đơn vị kinh doanh

trực thuộc (từng CN, từng phòng giao dịch, từng phòng nghiệp vụ), từng sản phẩm dịch vụ, từng khách hàng,...

Thực tế trên yêu cầu VietinBank phải áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung mới - cơ chế FTP - theo đó, ngày 02 tháng 04 năm 2011, Vietinbank chính thức áp dụng

cơ chế FTP trên tồn hệ thống - chuyển cơ chế quản lý vốn nội bộ hiện tại “nhận –

gửi” sang cơ chế “mua – bán”. HSC “mua” toàn bộ tài sản Nợ và “bán” tài sản Có

cho các CN. Khi đó, CN phải trả lãi cho việc “mua” vốn (tương ứng với Tài sản Có)

và nhận được lãi về việc “bán” vốn cho HSC (tương ứng với Tài sản Nợ). Thu nhập/Chi phí lãi, hay giá của hoạt động “mua – bán” vốn (gọi là giá chuyển vốn) do

HSC xác định và định kỳ thông báo tới các CN. Việc thực hiện cơ chế FTP theo

thông lệ quốc tế, một mặt tạo động lực thúc đẩy các CN tăng trưởng kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả, mặt khác trang bị cho HSC công cụ mạnh để quản lý, điều hành về vốn, đặc biệt là quản lý về rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.

2.2.2 Thực trạng ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) tại Vietinbank Chi nhánh 7 TPHCM:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh 7 TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)