Lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín đến năm 2022 (Trang 47 - 50)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín (Sacombank)

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động

Hiện tại, Sacombank triển khai đầy đủ các hoạt động của ngân hàng, bao gồm: - Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn

- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật. - Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh tốn quốc tế. - Huy động vốn từ nước ngồi và các dịch vụ khác.

Giai đoạn 2017 - 2022, Sacombank vẫn kiên định với chiến lược phát triển của mình là trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực” theo định hướng hoạt động Hiệu quả - An toàn – Bền vững.

2.1.4. Cấu trúc tổ chức

Sơ đồ cấu trúc tổ chức của Sacombank được trình bày như Hình 2.1. - Hội đồng quản trị (HĐQT) và các Hội đồng, các ủy ban giúp việc cho HĐQT: HĐQT gồm 9 thành viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, trong đó có 2 thành viên HĐQT độc lập. Trước khi là thành viên HĐQT của Sacombank thì các thành viên này đều có kinh nghiệm quản lý, trải qua thời gian dài đương chức trong HĐQT của nhiều ngân hàng nên có bề dày kinh nghiệm về hoạt động cũng như am hiểu về văn hóa kinh doanh của Ngân hàng.

- Ban Kiểm sốt: Gồm 3 thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Giúp việc cho Ban kiểm soát là Hệ thống kiểm toán nội bộ nhằm thực hiện chức năng rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan tính hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng; đánh giá tính thích hợp và tính tuân thủ các chính sách, quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ, hạn chế rủi ro trong hoạt động của Sacombank.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín

(Nguồn: Phịng nhân sự Sacombank)

- Ban Tổng Giám đốc: Gồm 1 Tổng Giám đốc và 19 Phó Tổng Giám đốc được phân nhiệm vụ phụ trách các mảng nghiệp vụ hội sở và các khu vực, bao gồm khu vực TP. Hà Nội, Miền Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ & Tây Nguyên, TPHCM và khu vực Đặc thù.

- Mơ hình tổ chức các Mảng nghiệp vụ Hội sở và cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh:

Các mảng nghiệp vụ hội sở chính gồm 11 mảng nghiệp vụ thực hiện 3 chức năng chính là Kinh doanh, Giám sát – Quản lý rủi ro và Hỗ trợ, phù hợp với cơ cấu tổ chức tại chi nhánh cũng phân theo 3 luồng là Kinh doanh – Giám sát – Hỗ trợ.

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Hội đồng đầu

tư tài chính Hội đồng tín dụng Tổng giám đốc Các phòng ban nghiệp vụ Khu vực Chi nhánh Phịng giao dịch Các Cơng ty/Ngân hàng trực thuộc

2.1.5. Tình hình nhân sự

Bảng 2.1 thể hiện tình hình số lượng nhân sự tại Sacombank trong giai đoạn

từ 2012 đến 2016

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Sacombank từ 2012 - 2016

Đơn vị: người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Số lƣợng nhân sự 11,334 11,662 12,608 16,485 17,079 +/- so với năm trƣớc - 328 946 3.877 594 +/- tỷ lệ thay đổi - 2.9% 8.1% 30.8% 3.6%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm từ 2012 đến 2016)

Tại thời điểm ngày 30/9/2015 trước khi sáp nhập, Sacombank có 13,540 nhân viên. Sau khi sáp nhập với 2,945 nhân viên của Southern Bank, số lượng nhân viên tăng lên là 16,485 người.

Trong giai đoạn 2012 - 2016, số lượng nhân viên Sacombank đều tăng qua các năm, mức tăng từ 3-8% so với năm trước (trừ năm 2015 tăng hơn 30% do sáp nhập). Số lượng nhân viên tăng từ 11,334 người năm 2012 lên 17,079 người vào năm 2016, tương ứng tăng 50%. Số lượng nhân sự tăng chủ yếu do nhu cầu mở rộng thị trường đáp ứng hoạt động kinh doanh của ngân hàng cùng với việc tăng hơn 2,945 nhân viên Southern Bank vào tháng 09/2015.

Mặc dù số lượng nhân viên liên tục tăng nhưng số lượng nhân viên nghỉ việc hàng năm cũng có xu hướng tăng cao, đặc biệt là giai đoạn 2015-2016. Số lượng nhân viên nghỉ việc xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: hết hợp đồng, sa thải, chuyển công tác sang lĩnh vực khác, chuyển công tác sang ngân hàng bạn… Đặc biệt số lượng nhân viên có thâm niên cơng tác dưới 2 năm nghỉ việc ngày càng cao với lý do chuyển sang ngân hàng khác đáng báo động. Đối tượng này Sacombank tốn nhiều chi phí đào tạo và mới chỉ bước đầu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng nên Sacombank bên cạnh tuyển dụng nhân sự mới thay thế cũng cần quan tâm chính sách giữ chân nhân viên hiện hữu.

Trong giai đoạn 2017 - 2022, Sacombank cũng có kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới với số lượng lớn để đáp ứng tình hình hoạt động tại các đơn vị kinh doanh, đặc biệt là tại các chi nhánh, phòng giao dịch của đơn vị được sáp nhập. Dự kiến số lượng nhân sự mỗi năm tăng ròng ở mức 5-10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín đến năm 2022 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)