Xếp loại AA A BB B C
Điểm ≥ 95 85 – dưới 95 70 – dưới 85 55 – dưới 70 < 55 (Nguồn: Phòng nhân sự Sacombank)
c) Chỉ tiêu đánh giá thi đua cho nhân viên:
- Đánh giá kết quả thực hiện công việc: 60 điểm
- Đánh giá kỹ năng, khả năng, tiềm năng phát triển: 40 điểm + Mối quan hệ với khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ + Khả năng sáng tạo
+ Khả năng trình bày văn bản, diễn đạt, thuyết trình + Khả năng phát triển
Các danh hiệu thi đua cá nhân gồm: Gương mặt tiêu biểu quý, Cá nhân xuất sắc, Chiến sĩ thi đua.
Tích cực:
- Ngân hàng đã xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại và công nhận cho nhân viên một cách rõ ràng.
- Những nhân viên đạt được các danh hiệu thi đua được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định công nhận, khen thưởng của ngân hàng.
Những vấn đề còn tồn đọng và nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy yếu tố “Đƣợc công nhận” tại Sacombank chƣa tạo đƣợc động lực làm việc:
- Nhân viên cho rằng mình hầu như ít khi được quản lý khen ngợi khi nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu do tâm lý ban lãnh đạo mặc định việc hoàn thành chỉ tiêu là trách nhiệm của mỗi nhân viên, chỉ những nhân viên tạo ra thành tích vượt trội mới xứng đáng được khen ngợi.
- Nhân viên cảm thấy những đóng góp của mình vào ngân hàng không được công nhận xứng đáng.
+ Chỉ tiêu số lượng xếp loại được phân theo số lượng phần trăm nhân viên chứ khơng dựa vào tình hình thực tế thực hiện.
Ví dụ: phịng ban có 10 người được quy định có 10% xuất sắc, 70% giỏi, 20% cho các xếp hạng cịn lại, từ đó tính được số nhân viên theo từng loại và được trưởng phòng phân bổ, trong tháng đó có 3 nhân viên xuất sắc vượt trội nhưng cũng chỉ có 1 nhân viên được xếp loại xuất sắc.
+ Đối với các bộ phận đã triển khai cơ chế KPIs, như đã phân tích ở trên, việc xây dựng hệ thống định lượng mang lại nhiều điểm tích cực là có thể thấy ngay được hiệu quả của từng nhân viên, tuy nhiên hệ thống đánh giá còn nhiều hạn chế, không phản ánh đầy đủ thực tế và mức độ đóng góp của nhân viên và chưa thể tạo thang đo chuẩn cho các nhân viên trong cùng bộ phận.
- Việc cơng nhận thành tích của nhân viên vẫn chưa được thực hiện một cách kịp thời vì phải trải qua quy trình nhiều bước gồm đánh giá, bầu chọn, xin ý kiến, phê duyệt… khiến cho việc công nhận trở nên mất ý nghĩa và làm nhân viên cảm thấy chán nản, mất động lực. Bên cạnh đó, các chính sách khen thưởng và công nhận định kỳ (đánh giá thi đua quý, công nhận gương mặt tiêu biểu quý, chiến sỹ thi đua hàng năm) được thực hiện thơng qua các cuộc họp kín của lãnh đạo đơn vị và công bố kết quả cho nhân viên. Nhân viên khơng được đóng góp ý kiến, thảo luận, đề xuất… nên cảm thấy kết quả chưa công bằng, rõ ràng. Những trường hợp nhân viên đạt được thành tích vượt trội cần được khen thưởng, cơng nhận kịp thời để khích lệ. Tuy nhiên thực tế việc khen thưởng, công nhận đột xuất này chỉ được thực hiện theo các chương trình thi đua đã đề ra, tức vẫn cịn mang tính chất bị động. Chẳng hạn hiện tại ngân hàng đang phát động chương trình tăng trưởng huy động, những cá nhân huy động được nguồn tiền có giá trị 10 tỷ sẽ nhận được bằng khen và hiện kim từ ngân hàng, nhưng nếu trong trường hợp ngân hàng khơng có chương trình phát động như vậy thì dù nhân viên có huy động được 100 tỷ cũng không được khen thưởng, cơng nhận ngay lúc đó để khích lệ tinh thần làm việc của họ.
- Qua trao đổi, nhân viên cho rằng lãnh đạo chưa đánh giá đúng năng lực của họ, nhân viên cảm thấy khả năng của mình có thể thực hiện được nhiều hơn những gì lãnh đạo nghĩ họ có thể làm được. Yếu tố lãnh đạo chưa đánh giá đúng năng lực của nhân viên thể hiện ở việc không trao quyền cho họ khi làm việc. Chẳng hạn tại Sacombank trong việc thương lượng về giá cả với hệ khách hàng lớn (về lãi suất, phí...), lãnh đạo khơng cho rằng một số chuyên viên khách hàng có kinh nghiệm lâu năm có thể đưa ra mức lãi suất, phí thấp hơn quy định chung mà vẫn có thể đảm bảo được hài hịa lợi ích của ngân hàng và khách hàng nên yêu cầu toàn bộ việc thỏa
thuận này chỉ do lãnh đạo quyết định. Đối với các nhân viên mới có kinh nghiệm dưới 1 năm, khi đi tiếp thị khách hàng mới đều phải đi với lãnh đạo phòng hoặc một nhân viên khác có thâm niên lâu hơn, tuy nhiên nhân viên tự tin có thể thực hiện độc lập.
2.3.4. Yếu tố “Điều kiện làm việc”.
Qua kết quả số liệu thống kê ở Bảng 2.12, có thể thấy yếu tố Điều kiện làm
việc của Sacombank được nhân viên đánh giá là khá tốt với điểm trung bình là 4.173.