Mơ hình các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín đến năm 2022 (Trang 42)

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

1.3.3. Tổng hợp thang đo và biến quan sát

Kế thừa thang đo của các nghiên cứu trước và kết quả thảo luận nhóm với các nhà quản lý làm việc tại Sacombank, thang đo được điều chỉnh nội dung 01 biến và thêm mới 07 biến quan sát, hình thành thang đo với 40 biến được trình bày như ở

Bảng 1.4 Động lực Động lực làm việc Được cơng nhận Tính chất cơng việc Thu nhập và phúc lợi

Điều kiện làm việc

Đào tạo và thăng tiến

Lãnh đạo

Bảng 1.4: Tổng hợp thang đo và biến quan sát

Mã hóa Các biến quan sát Nguồn

Tính chất cơng việc (CV)

CV1 Công việc của tôi rất thú vị. Kovach (1987)

CV2 Tôi được giao quyền hạn phù hợp tương ứng với trách nhiệm trong công việc.

Hackman & Oldham (1976)

CV3 Công việc của tôi cần kết hợp nhiều kỹ năng. Hackman & Oldham (1976)

CV4 Cơng việc hiện tại phù hợp với tính cách và năng lực của tôi.

Simon & Enz (1995)

CV5 Tôi không lo lắng về mất việc làm khi làm việc tại ngân hàng.

Kovach (1987)

CV6 Công việc không quá áp lực đối với tôi. Thảo luận nhóm đề xuất

CV7 Tơi hiểu rõ quy trình nghiệp vụ của cơng việc ở ngân hàng.

Thu nhập và phúc lợi (TN)

TN1 Mức lương hiện nay của tơi là phù hợp với đóng góp của tơi vào ngân hàng.

Kovach (1987)

TN2 Tiền lương và phụ cấp tại Sacombank là cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan

Vy (2005)

TN3 Tôi được thưởng công bằng và xứng đáng với thành tích của tơi.

Lê Thị Bích Phụng (2011)

TN4 Ngân hàng có chế độ phúc lợi đa dạng và hấp dẫn.

Lê Thùy Trang (2013)

Đƣợc công nhận (CN)

CN1 Tôi thường được khen ngợi khi hoàn thành chỉ tiêu.

Teck-Hong & Waheed (2011)

CN2 Đóng góp của tơi vào sự phát triển của ngân hàng được mọi người công nhận.

Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan

Vy (2011)

CN3 Ngân hàng có chính sách khen thưởng và công nhận kịp thời, rõ ràng, công bằng, công khai

CN4 Lãnh đạo đánh giá đúng năng lực của tôi.

Điều kiện làm việc (ĐK)

ĐK1 Tôi được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cơng việc.

Lê Thị Bích Phụng (2011)

ĐK2 Môi trường làm việc tại ngân hàng sạch sẽ, thoải mái.

Teck-Hong & Waheed (2011)

ĐK3 Tơi cảm thấy được an tồn tại nơi làm việc. Thảo luận nhóm đề xuất

ĐK4 Tơi khơng phải thường xuyên làm việc ngoài giờ.

Đào tạo và thăng tiến (TT)

TT1 Các khóa đào tạo được tổ chức với thời gian hợp lý.

Thảo luận nhóm đề xuất

TT2 Chương trình đào tạo của ngân hàng rất hữu ích cho cơng việc của tôi.

TT3 Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho tôi để phát triển cá nhân.

Lê Thị Bích Phụng (2011)

TT4 Ngân hàng có chính sách thăng tiến công bằng.

TT5 Tôi hiểu rõ chính sách, tiêu chuẩn và điều kiện cần thiết để thăng tiến.

Văn Hồ Đơng Phương (2009) có

điều chỉnh

TT6 Tơi có nhiều cơ hội thăng tiến trong cơng việc. Lê Thùy Trang (2013)

Lãnh đạo (LĐ)

LĐ1 Lãnh đạo luôn tôn trọng nhân viên. Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2012)

LĐ2 Lãnh đạo đối xử công bằng giữa các nhân viên.

LĐ3 Lãnh đạo bảo vệ quyền lợi hợp lý cho tôi.

LĐ4 Tôi luôn được lãnh đạo giúp đỡ, tư vấn, hướng dẫn khi cần thiết.

Lê Thị Bích Phụng (2011)

LĐ5 Lãnh đạo ln khéo léo, tế nhị khi cần phê bình tơi.

LĐ6 Tôi học hỏi được nhiều điều từ lãnh đạo. Thảo luận nhóm đề xuất

Đồng nghiệp (ĐN)

ĐN1 Đồng nghiệp của tôi rất thân thiện . Văn Hồ Đông Phương (2009)

ĐN2 Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ tôi trong công việc.

ĐN3 Tôi và các đồng nghiệp có sự phối hợp làm việc tốt.

ĐN4 Tơi được làm việc với đồng nghiệp có năng lực tốt.

Thảo luận nhóm đề xuất

Động lực làm việc chung (ĐL)

ĐL1 Tôi luôn cảm thấy hứng thú khi làm cơng việc hiện tại.

Lê Thị Bích Phụng (2011)

ĐL2 Tôi tự nguyện nâng cao kỹ năng để làm việc tốt hơn.

ĐL3 Tôi thường làm việc với tâm trạng tốt nhất.

ĐL4 Ngân hàng truyền được cảm hứng cho tôi trong công việc.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tóm tắt chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về động lực làm việc của nhân viên. Trong đó, tác giả đã giới thiệu tóm lược các học thuyết về động lực làm việc, đặc biệt là mơ hình mười yếu tố tạo động lực làm việc của Kovach cùng các cơng trình nghiên cứu trong và người nước ứng dụng mơ hình này để làm nền tảng cho nghiên cứu ở các chương tiếp theo. Thơng qua thảo luận nhóm, tác giả rút ra được bảy yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên bao gồm: (1) Tính chất cơng việc; (2) Thu nhập và phúc lợi; (3) Được công nhận; (4) Điều kiện làm việc; (5) Đào tạo và thăng tiến; (6) Lãnh đạo; (7) Đồng nghiệp.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI SACOMBANK

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín (Sacombank) 2.1.1. Thơng tin khái qt 2.1.1. Thơng tin khái quát

- Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín. - Tên giao dịch: Sacombank.

- Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TPHCM. - Điện thoại: (+84) 83 9320 420.

- Website: www.sacombank.com.vn.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín thành lập vào năm 1991, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gị Vấp cùng 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Cơng và Lữ Gia.

Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Tuy nhiên với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng, Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên đến 71 tỷ đồng vào năm 1996. Vào ngày 01 tháng 10 năm 2015, thực hiện theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm tạo ra những định chế tài chính an tồn, vững mạnh hơn, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã chính thức được sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín. Đây là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Sacombank. Sau sáp nhập, Sacombank trở thành một trong năm ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản gần 300 nghìn tỷ đồng; vốn điều lệ trên 18 nghìn tỷ đồng; mạng lưới hoạt động gồm 01 trụ sở chính, 109 chi nhánh và 432 phòng giao dịch, 11 quỹ tiết kiệm trải đều khắp cả nước và 06 cơng ty con (số liệu theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV năm 2015).

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động

Hiện tại, Sacombank triển khai đầy đủ các hoạt động của ngân hàng, bao gồm: - Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn

- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật. - Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế. - Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác.

Giai đoạn 2017 - 2022, Sacombank vẫn kiên định với chiến lược phát triển của mình là trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực” theo định hướng hoạt động Hiệu quả - An toàn – Bền vững.

2.1.4. Cấu trúc tổ chức

Sơ đồ cấu trúc tổ chức của Sacombank được trình bày như Hình 2.1. - Hội đồng quản trị (HĐQT) và các Hội đồng, các ủy ban giúp việc cho HĐQT: HĐQT gồm 9 thành viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, trong đó có 2 thành viên HĐQT độc lập. Trước khi là thành viên HĐQT của Sacombank thì các thành viên này đều có kinh nghiệm quản lý, trải qua thời gian dài đương chức trong HĐQT của nhiều ngân hàng nên có bề dày kinh nghiệm về hoạt động cũng như am hiểu về văn hóa kinh doanh của Ngân hàng.

- Ban Kiểm sốt: Gồm 3 thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Giúp việc cho Ban kiểm soát là Hệ thống kiểm toán nội bộ nhằm thực hiện chức năng rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan tính hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng; đánh giá tính thích hợp và tính tuân thủ các chính sách, quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ, hạn chế rủi ro trong hoạt động của Sacombank.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín

(Nguồn: Phòng nhân sự Sacombank)

- Ban Tổng Giám đốc: Gồm 1 Tổng Giám đốc và 19 Phó Tổng Giám đốc được phân nhiệm vụ phụ trách các mảng nghiệp vụ hội sở và các khu vực, bao gồm khu vực TP. Hà Nội, Miền Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ & Tây Nguyên, TPHCM và khu vực Đặc thù.

- Mơ hình tổ chức các Mảng nghiệp vụ Hội sở và cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh:

Các mảng nghiệp vụ hội sở chính gồm 11 mảng nghiệp vụ thực hiện 3 chức năng chính là Kinh doanh, Giám sát – Quản lý rủi ro và Hỗ trợ, phù hợp với cơ cấu tổ chức tại chi nhánh cũng phân theo 3 luồng là Kinh doanh – Giám sát – Hỗ trợ.

Đại hội đồng cổ đơng

Ban kiểm sốt Hội đồng quản trị

Hội đồng đầu

tư tài chính Hội đồng tín dụng Tổng giám đốc Các phòng ban nghiệp vụ Khu vực Chi nhánh Phịng giao dịch Các Cơng ty/Ngân hàng trực thuộc

2.1.5. Tình hình nhân sự

Bảng 2.1 thể hiện tình hình số lượng nhân sự tại Sacombank trong giai đoạn

từ 2012 đến 2016

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Sacombank từ 2012 - 2016

Đơn vị: người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Số lƣợng nhân sự 11,334 11,662 12,608 16,485 17,079 +/- so với năm trƣớc - 328 946 3.877 594 +/- tỷ lệ thay đổi - 2.9% 8.1% 30.8% 3.6%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm từ 2012 đến 2016)

Tại thời điểm ngày 30/9/2015 trước khi sáp nhập, Sacombank có 13,540 nhân viên. Sau khi sáp nhập với 2,945 nhân viên của Southern Bank, số lượng nhân viên tăng lên là 16,485 người.

Trong giai đoạn 2012 - 2016, số lượng nhân viên Sacombank đều tăng qua các năm, mức tăng từ 3-8% so với năm trước (trừ năm 2015 tăng hơn 30% do sáp nhập). Số lượng nhân viên tăng từ 11,334 người năm 2012 lên 17,079 người vào năm 2016, tương ứng tăng 50%. Số lượng nhân sự tăng chủ yếu do nhu cầu mở rộng thị trường đáp ứng hoạt động kinh doanh của ngân hàng cùng với việc tăng hơn 2,945 nhân viên Southern Bank vào tháng 09/2015.

Mặc dù số lượng nhân viên liên tục tăng nhưng số lượng nhân viên nghỉ việc hàng năm cũng có xu hướng tăng cao, đặc biệt là giai đoạn 2015-2016. Số lượng nhân viên nghỉ việc xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: hết hợp đồng, sa thải, chuyển công tác sang lĩnh vực khác, chuyển công tác sang ngân hàng bạn… Đặc biệt số lượng nhân viên có thâm niên cơng tác dưới 2 năm nghỉ việc ngày càng cao với lý do chuyển sang ngân hàng khác đáng báo động. Đối tượng này Sacombank tốn nhiều chi phí đào tạo và mới chỉ bước đầu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng nên Sacombank bên cạnh tuyển dụng nhân sự mới thay thế cũng cần quan tâm chính sách giữ chân nhân viên hiện hữu.

Trong giai đoạn 2017 - 2022, Sacombank cũng có kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới với số lượng lớn để đáp ứng tình hình hoạt động tại các đơn vị kinh doanh, đặc biệt là tại các chi nhánh, phòng giao dịch của đơn vị được sáp nhập. Dự kiến số lượng nhân sự mỗi năm tăng ròng ở mức 5-10%.

2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2 thể hiện tóm tắt tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank giai

đoạn 2012 – 2016.

Bảng 2.2: Tóm tắt tình hình hoạt động kinh doanh từ 2012 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Các chỉ tiêu chính 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng thu nhập hoạt động 6,853 7,601 8,249 8,289 6,530 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2,699 3,395 3,788 3,134 852

Chi phí dự phịng RRTD 1,331 434 963 2,256 696

Lợi nhuận sau thuế 1,003 2,229 2,206 648 89

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất từ 2012 đến 2016)

Giai đoạn trƣớc sáp nhập với Ngân hàng Phƣơng Nam (2012-2014)

Trong giai đoạn 2012-2014, Sacombank là một trong những ngân hàng có hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam. Các chỉ số thu nhập từ hoạt động, lợi nhuận tăng qua từng năm, cụ thể:

- Thu nhập hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2012 đạt 6,853 tỷ đồng, năm 2013 tăng trưởng 10.91% đạt mức 7,601 tỷ đồng, năm 2014 tăng trưởng 8.53% đạt mức 8,249 tỷ đồng.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt mức 2,699 tỷ đồng vào năm 2012, năm 2013 tăng trưởng 25.79% đạt mức 3,395 tỷ đồng và đạt mức 3,378 tỷ đồng vào năm 2014

- Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng năm 2012 là 1,331 tỷ đồng, chiếm 19.42% tổng thu nhập hoạt động. Năm 2013 do Sacombank chú trọng kiểm soát tốt các khoản cấp tín dụng nên chi phí này được cải thiện đáng kể, đạt 434 tỷ đồng, giảm

nhuận sau thuế của Sacombank có mức tăng trưởng đột biến. Năm 2014 chi phí dự phịng rủi ro tín dụng đạt 963 tỷ đồng, chiếm 11.67% tổng thu nhập hoạt động.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 1,003 tỷ đồng, chiếm 14.64% tổng thu nhập hoạt động. Năm 2013 và 2014 Sacombank có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ấn tượng, đạt hơn 2,000 tỷ đồng, tức đạt gấp đôi so với năm 2012, ở mức hơn 26% tổng thu nhập hoạt động.

Giai đoạn sau sáp nhập (2015 – 2016)

Trong năm 2016, do phải giải quyết các vấn đề còn tồn đọng tại Ngân hàng Phương Nam, vấn đề xử lý nợ xấu và tái cơ cấu khiến cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank bị ảnh hưởng tiêu cực.

- Tổng thu nhập hoạt động năm 2016 giảm 1,759 tỷ đồng tương ứng giảm 21.22% so với năm 2015.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2016 giảm 2,282 tỷ đồng tương ứng giảm 72.81% so với năm 2015, chỉ dừng ở mức 852 tỷ đồng.

- Chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ xấu năm 2015 là 2,256 tỷ đồng, chiếm đến 27.22% tổng thu nhập hoạt động, năm 2016 là 696 tỷ đồng.

- Lợi nhuận sau thuế của năm 2015 chỉ đạt 648 tỷ đồng, chiếm 7.82% tổng thu nhập hoạt động, sụt giảm 70.63% so với năm 2015 và năm 2016 chỉ còn 89 tỷ đồng.

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 2.2: Tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế từ 2012 – 2016

6,853 7,601 8,249 8,289 6,530 1,003 2,229 2,206 648 89 2012 2013 2014 2015 2016

Quy mô Sacombank liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2012-2016, tổng tài sản năm 2012 từ 152,116 tỷ đồng tăng lên 332,023 tỷ đồng vào năm 2016, trong đó quy mơ tín dụng tăng hơn 2 lần, đạt mức 196,428 tỷ đồng vào năm 2016, mức tăng trưởng hàng năm đều hơn 60%, quy mô huy động tiền gởi tăng trưởng từ 70 - 80%/năm, đạt mức 291,653 tỷ đồng vào cuối năm 2016.

Bảng 2.3: Tình hình tài chính của Sacombank từ 2012 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng tài sản/Nguồn vốn 152,116 161,378 189,803 292,033 332,023 Dư nợ cho vay 94,888 109,214 126,646 183,660 196,428 Vốn huy động 107,459 131,645 163,057 260,994 291,653

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất từ 2012 – 2016)

2.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Sacombank Sacombank

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.2.2. Kết quả khảo sát

2.2.2.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín đến năm 2022 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)