1.3 KSRR thông qua việc xây dựng hệ thống QTRR – Xu hướng mới của nền
1.3.1 KSRR thông qua việc xây dựng hệ thống QTRR
Nhận diện rủi ro, kiểm soát tốt rủi ro nhằm giảm thiệt hại cho doanh nghiệp trước những rủi ro khó lường là một thách thức lớn đặt ra cho các nhà quản lý trong tình hình kinh tế biến động ngày nay. KSRR tập trung vào việc nhận diện những rủi ro trọng yếu có thể xảy ra, làm giảm mức độ hoạt động của rủi ro và từ đó giảm bớt các tổn thất có thể xảy ra. Một trong những cách thức giúp doanh nghiệp nhận diện và KSRR hiệu quả đó là triển khai xây dựng hệ thống QTRR doanh nghiệp (ERM) bằng cách sử dụng Khn khổ chung về QTRR 2004 của COSO tích hợp với Báo cáo COBIT 5 trong môi trường CNTT (nếu phù hợp).
Theo định nghĩa của COSO ở trên, QTRR là một quá trình, chịu ảnh hưởng của HĐQT, Ban giám đốc và các nhân viên khác, được áp dụng trong việc xác định chiến lược và bao trùm lên mọi hoạt động của doanh nghiệp, được thiết kế để nhận
dạng các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến đơn vị, và QTRR trong mức độ cho phép cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Qua định nghĩa trên cho thấy QTRR là một phương pháp tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc để KSRR. QTRR liên kết các chiến lược, quy trình, con người, văn hóa, cơng nghệ và quản trị doanh nghiệp với mục đích đánh giá và quản lý sự bất ổn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động. QTRR không vận hành riêng rẽ mà hoạt động tích hợp và có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời với các hệ thống quản trị khác như:
· QTRR và Quản trị doanh nghiệp: QTRR hỗ trợ tích cực cho Quản trị doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin cho HĐQT về các rủi ro trọng yếu và các biện pháp cần thực hiện. Nhờ những cảnh báo sớm, QTRR giúp Quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn bằng cách tạo ra lòng tin với HĐQT và cổ đông rằng doanh nghiệp đã nhận biết được các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp, và các rủi ro đó đang được kiểm sốt để tránh tổn thất cho doanh nghiệp.
· QTRR và Quản lý hiệu quả hoạt động: QTRR hỗ trợ Quản lý hiệu quả hoạt động chiến lược bằng cách xác định các rủi ro để điều chỉnh việc đo lường hiệu quả hoạt động. Vì vậy, Quản lý hiệu quả hoạt động tập trung vào việc cân đối các quyết định có giá trị và các rủi ro mang lại khi thực hiện quyết định trên. Các cơ chế có thể được xây dựng để hỗ trợ đánh giá hiệu quả hoạt động trong một mơi trường có nhận thức rủi ro. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của nhân viên có thể được đánh giá dựa trên các tiêu chí đo lường rủi ro đã được xác định trước.
· QTRR và KSNB: QTRR chỉ ra các thông tin cảnh báo liên quan đến hệ thống KSNB đang áp dụng tại doanh nghiệp. QTRR cung cấp các cơ chế giám sát, các thông tin liên quan đến cảnh báo rủi ro. Việc giám sát hiệu quả của các kiểm soát giúp đưa ra các phản hồi cần thiết cho việc cải thiện các kiểm soát, đồng thời xác định các phạm vi hoạt động cần có thêm kiểm soát.