Những rủi ro và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)

2.1 Nhận diện các rủi ro chính cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

2.1.2.4 Những rủi ro và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam

trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới:

Trong bối cảnh một nền kinh tế đang phát triển, cùng với việc mở cửa thương mại và tài chính ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam đón nhận ngày càng nhiều cơ hội đi đôi với các rủi ro và thách thức. Bên cạnh những ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp Việt Nam còn chịu ảnh hưởng từ các chính sách kinh tế vĩ mô, những biến động của nền kinh tế trong nước và từ bản thân đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nhận diện một số rủi ro tiêu biểu mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay:

Ø Rủi ro từ biến động kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp:

Như đã phân tích ở phần 2.1.1, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn từ những biến động khó lường của nền kinh tế thế giới với những cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, khủng hoảng nợ công, khủng hoảng năng lượng, nhiên liệu... Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và chính phủ ở các nước Châu Âu, Hoa Kỳ,… đều thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng, tăng thuế, giảm chi tiêu cơng, tình trạng thất nghiệp gia tăng,… sẽ dẫn đến hệ quả là nhu cầu tiêu dùng ở các quốc gia này suy giảm, khả năng nhập khẩu cũng giảm. Điều này sẽ tác động lớn tới hoạt

động xuất khẩu của Việt Nam. Bài học từ sự sụp đổ tài chính ở Thái Lan, Indonesia năm 1997 – 1998 đã kéo theo sự sụp đổ của các nền kinh tế khác như Hàn Quốc, Malaysia... là những thực tế sống động và hiển nhiên điều này có thể lặp lại ở Việt Nam, nhất là trong điều kiện kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Ø Rủi ro và thách thức từ những bất ổn trong chính sách kinh tế vĩ mơ1 như: · Thâm hụt tài khóa: Các phân tích chỉ ra rằng Việt Nam đang đối mặt

với các rủi ro tài khoá bao gồm: thâm hụt ngân sách và nợ công tăng nhanh; cán cân tài khố khơng minh bạch; thu ngân sách kém bền vững; chi tiêu ngân sách cao kéo dài; đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả và; nhiều rủi ro tiềm ẩn từ khối doanh nghiệp nhà nước. Những rủi ro này đã và có thể tiếp tục gây ra tình trạng lạm phát và lãi suất cao dai dẳng, khu vực tư nhân bị chèn ép, thâm hụt thương mại lớn và sức ép mất giá đối với đồng nội tệ, tăng trưởng thấp, và thậm chí là một cuộc khủng hoảng tài chính nếu như những điều chỉnh chính sách khơng được thực hiện kịp thời.

· Bất ổn thị trường tài chính: Chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2011 đã giúp Việt Nam kiềm chế một phần lạm phát và giữ được tỉ giá ổn định. Tuy nhiên, hệ quả không mong muốn là thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng, lãi suất cho vay tăng cao, tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng mạnh... Lãi suất cho vay quá cao khiến việc vực dậy nền kinh tế nội tại cũng như sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều năm nay nền kinh tế Việt Nam đã vận hành với mức lãi suất ngân hàng vào loại cao của thế giới, lại không bảo đảm cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nhất là DNVVN, đã làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế giảm sút so với các đối thủ cạnh tranh khác, bởi vì nguồn vốn vay Ngân hàng là một

1 Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2012), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường

trong những nguồn tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp sử dụng được sức mạnh của địn bẩy tài chính

· Kiềm chế lạm phát: Trong suốt 5 năm từ 2007 đến nay, lạm phát ở Việt Nam đã tăng cao ở mức bình quân 13% mỗi năm, gấp 3 lần so với các nước trong khu vực. Giá cả tăng cao - đặc biệt là giá xăng dầu và điện, nhiều khi tăng phi lý đã ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào Chính phủ, kéo nền kinh tế Việt Nam vào vịng xốy khó khăn, bất ổn, tác động tiêu cực đến mục tiêu bảo đảm an sinh - xã hội và phát triển kinh tế, đồng thời góp phần làm cho lạm phát tiếp tục cao. Ngoài ra, diễn biến bất lợi là giá vàng trong nước thời gian qua cao hơn giá vàng thế giới cho thấy yếu tố tâm lý lo ngại lạm phát trong người dân vẫn rất nặng nề. Đây cũng là một yếu tố gây áp lực với lạm phát.

· Tốc độ tăng trưởng thấp: Trong điều kiện lạm phát tăng cao phải siết chặt tín dụng, thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng nên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra, những khó khăn nội tại của nền kinh tế nước ta như thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh kém của sản phẩm cùng với những khó khăn, bất ổn của kinh tế thế giới, khu vực cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

· Thách thức thâm hụt thương mại: Việt Nam luôn là nước nhập siêu với mức nhập siêu rất cao, 5 năm 2001 - 2005 nhập siêu chỉ có 19 tỷ USD, nhưng trong 5 năm 2006 - 2010 Việt Nam nhập siêu 63 tỷ USD. Riêng năm 2011, theo Tổng cục thống kê, nhập siêu hàng hóa ước tính 9,5 tỷ USD, bằng 10% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nguyên nhân trực tiếp là Việt Nam đang bị tụt hậu rất xa trong năng lực cạnh tranh về công nghệ (trong hơn thập kỷ qua hầu như khơng có bất kỳ thay đổi nào về năng lực cạnh tranh quốc gia), nền kinh tế vẫn dựa vào nguồn lực cạnh tranh so sánh truyền thống ở những ngành sử dụng tài nguyên thô hoặc hàm chứa ít cơng nghệ, có giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó,

những ngành xuất khẩu chủ yếu hiện tại lại có vị thế cạnh tranh dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài.

Ø Rủi ro xuất phát từ đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Xuất phát từ những đặc điểm hoạt động đã được phân tích ở trên, doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với những rủi ro từ bản thân doanh nghiệp như nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, tâm lý chủ quan ăn sâu vào các cấp quản lý, thiếu tài chính cho những dự án dài hơi mà chỉ hướng đến các hoạt động mang lại lợi nhuận. Ngồi ra, tình trạng chảy máu chất xám dẫn đến những trường hợp nghỉ việc đột xuất của cán bộ chủ chốt gây ra khó khăn cho cơng ty...

Ø Rủi ro từ việc thực hiện các quy định của chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành phố...): Để đạt được mục tiêu kinh tế - chính trị cũng như thực hiện quy hoạch hạ tầng cơ sở ở từng địa phương, khi xây dựng đường sá, quy hoạch những cơng trình phúc lợi cơng cộng như công viên cây xanh, trường học, bệnh viện... một số chính quyền địa phương đã có những thiết kế quy hoạch không những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như văn phòng, các cơ sở kho tàng, bến bãi của doanh nghiệp mà cịn có thể dẫn đến việc giảm giá trị tài sản của công ty.

Ø Rủi ro từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng từ thiên tai: Biến đổi

khí hậu đang là một chủ đề nóng và được đưa vào chương trình nghị sự của nhiều Hội nghị tại Việt Nam cũng như trên thế giới vì tầm ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Có thể thấy rõ điều này qua thảm họa kép động đất và sóng thần ở Nhật Bản hay trận lũ lịch sử ở Thái Lan; không những đã gây tổn hại về người mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Điều này hồn tồn có thể xảy ra ở Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp có xây dựng nhà xưởng, trụ sở, văn phòng tại các vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt và động đất như các tỉnh ở miền Trung Việt Nam.

Việt Nam đang bước ra biển lớn nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn nhỏ bé về quy mơ và yếu về khả năng phòng thủ trước các rủi ro của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam lại có độ mở về nền kinh tế tương đối cao, nên khá nhạy cảm

trước biến động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt năm 2012 được dự báo là một năm đầy biến động và nhiều màu tối của nền kinh tế thế giới. Chính vì thế, xây dựng hệ thống nhận diện và KSRR là một trong những việc làm bức thiết của doanh nghiệp để có thể đương đầu với sóng to gió lớn của thương trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)