Tổng quan về chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 55)

2.1 Nhận diện các rủi ro chính cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

2.1.2.1 Tổng quan về chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay và

những năm tới ảnh hưởng đến rủi ro doanh nghiệp:

Năm 2011 đã chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam gặp tổn thất rất lớn từ những bất ổn của chính sách kinh tế vĩ mơ, đặc biệt là việc thay đổi liên tục các chính sách về tỷ giá, tiền tệ, lãi suất… của Ngân hàng nhà nước. Điều này đã dẫn đến những bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô1 trong năm qua như lạm phát cao, nhập siêu dai dẳng và dự trữ ngoại hối mỏng, tỉ giá biến động khó lường đi kèm tình trạng đơ la hóa, thâm hụt ngân sách cao đi kèm với nợ công gia tăng, thị trường tài chính - tiền tệ dễ tổn thương với những rủi ro lớn của hệ thống.

Bước sang năm 2012, những bất ổn trong chính sách kinh tế vĩ mô tiếp tục tác động và gia tăng rủi ro cho các doanh nghiệp. Theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2012, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới đã được Quốc hội thông qua là: “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý (thay vì ưu tiên tăng trưởng cao) gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”.

Các giải pháp chủ yếu của Chính phủ để thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cũng đã được thơng qua như:

· Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt; · Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả;

· Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, tổ chức tốt thị trường trong nước;

1 Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2012), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường

· Khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu, hạn chế nhập siêu; · Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế; · Chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng.

Mục tiêu kiềm chế lạm phát là một chủ trương rất đúng đắn và phù hợp của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay nhưng để đạt được điều đó thì các giải pháp thực hiện cũng sẽ đưa đến rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể như chủ trương chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng và linh hoạt của Nhà nước được áp dụng đã đặt gánh nặng rất lớn lên hầu hết doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Chính sách này cịn đưa 2 ngành kinh doanh chứng khoán và bất động sản vào diện rủi ro 250%. Đây gần như là một “lệnh cấm” các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay kinh doanh chứng khoán và vay đầu tư kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, Nghị quyết 11 ngày 24 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ cũng đã đưa 2 ngành kinh doanh chứng khoán và bất động sản vào lĩnh vực phi sản xuất, và tiếp theo đó là hàng loạt chủ trương chính sách của các Bộ, ban ngành (trong đó có Ngân hàng nhà nước Việt Nam) gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong 2 ngành trên.

Bên cạnh đó, Chỉ thị 01 của của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định kiểm sốt tăng trưởng tín dụng năm 2011 ở mức dưới 20% và Nghị quyết 01/NQ- CP quy định mức tăng trưởng tín dụng của cả năm 2012 chỉ vào khoảng 15% - 17% (trong khi đó, năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 30%). Ngoài ra, các ngân hàng chỉ được ưu tiên vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên như nơng nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu…, phải kiểm sốt tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích ở mức hợp lý. Việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng với các chính sách thắt chặt tín dụng như trên đã khiến nguồn vốn tín dụng ít hơn, lãi suất cao hơn, gây khó khăn cho khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngồi ra, tình hình nợ xấu ngày càng cao và ngồi tầm kiểm sốt của nhiều ngân hàng đã buộc các ngân hàng phải lựa chọn khắt khe những doanh nghiệp có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn.

Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ cịn thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng; tiết kiệm chi, tăng thu ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP. Điều này sẽ làm tổng cầu của nền kinh tế sụt giảm khiến cho hàng hóa ế thừa, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ hàng tồn kho của các doanh nghiệp đang ở mức cao (lên đến 20% tại thời điểm cuối quý I năm 2012) gây khó khăn cho việc hoạch định kế hoạch sản xuất trong tương lai và ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp.

Sự thay đổi liên tục hệ thống các quy định của Nhà nước về chính sách hải quan, thương mại, các quy định về tỷ giá hối đoái, quản lý vàng… gây rất nhiều tổn thất cho các doanh nghiệp và đã được minh chứng qua những tổn thất do biến động về tỷ giá ở những doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ…

Bên cạnh đó, những thay đổi trong cách tính thuế của Nhà nước ảnh hưởng ngay lập tức đến giá thành và hoạt động kinh doanh của đơn vị. Như nghị định 69/2009/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định tính quyền sử dụng đất theo giá thị trường. Việc này cho đến nay đang là một nguyên nhân chính gây ách tắc việc phát triển thị trường bất động sản Việt Nam. Hay trường hợp tăng cao thuế nhập khẩu ô tô đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành này làm doanh số sụt giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)