Các rủi ro xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 47)

2.1 Nhận diện các rủi ro chính cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

2.1.1 Các rủi ro xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới

2.1.1.1 Tổng quan về nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay:

Năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 là giai đoạn kinh tế trải qua nhiều biến động và bão tố. Nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi được thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 và đang bước vào một giai đoạn nhiều thách thức và khó khăn hơn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, những bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đơng và Bắc Phi, thảm họa kép động đất và sóng thần ở Nhật Bản, trận lũ lịch sử tại Thái Lan…đã góp phần làm chậm lại mức tăng trưởng kinh tế và làm cho số phận kinh tế thế giới trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Hình 2.1: Tình hình tăng trưởng GDP qua các năm 2005 - 20121

Một vài vấn đề nổi cộm trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2011 và những tháng đầu năm 2012:

Vấn đề nợ công ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu:

Năm 2011, châu Âu trở thành tâm điểm của cả thế giới khi cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày càng trầm trọng, đe dọa xóa sổ mọi thành quả khối này đạt được trong 1 thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ tại Hy Lạp vào khoảng cuối năm 2009 với khoản nợ lên đến 300 tỷ euro, chiếm 120% GDP của nước này cịn thâm hụt ngân sách thì lên tới 14%2. Đây là những chỉ số quá cao so với mức EU có thể chấp nhận được (60% đối với nợ và 3% đối với thâm hụt ngân sách).

Cuộc khủng hoảng càng trở nên trầm trọng hơn trong năm 2010 khi các nước thành viên Eurozone và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thông qua khoản vay khẩn cấp trị giá 110 tỷ euro cho Hy Lạp với điều kiện nước này phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt. Cũng từ đó, cơn “bạo bệnh” nợ công bắt đầu lan tràn sang các nước khác trong Eurozone. Đến tháng 11/2010, EU và IMF tiếp tục đồng thuận về gói giải cứu 85 tỷ euro cho Ireland3 và đến tháng 5/2011, đến lượt Bồ Đào Nha cầu viện quốc tế khoản vay 78 tỷ euro để tránh nguy cơ sụp đổ4.

Cuối năm 2011, cuộc khủng hoảng này diễn biến hết sức phức tạp và đã lan sang Italia, Tây Ban Nha và Pháp. Các nhà lãnh đạo và các tổ chức kinh tế thế giới đã buộc phải gia tăng nỗ lực nhằm tránh nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ công đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế mới. Tình hình nghiêm trọng đến mức các chuyên gia đều tính đến khả năng sụp đổ của đồng Euro. Trong báo cáo thường niên năm 2011 của Ủy ban châu Âu5, nợ công của 17 nước thuộc Eurozone vẫn tiếp tục tăng và có thể lên tới 88,7% GDP vào năm 2012.

1 http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/20-tin-tuc/2553-trien-vong-kinh-te-the-gioi-nam-2012-phan-1.html 2 http://www.vnmission-ge.gov.vn/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=56&mcid=9&menuid 3 http://www.baomoi.com/Cac-ben-da-dong-thuan-ve-goi-giai-cuu-85-ty-euro-danh-cho-Ireland/126/5281370.epi 4 http://www.baomoi.com/Bo-Dao-Nha-dong-y-goi-cuu-tro-78-ti-euro/119/6185831.epi 5 http://www.saga.vn/Taichinh/Taichinhquocte/23693.saga

Ủy ban này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trong năm nay của Eurozone cũng chỉ ở mức 1,8%. Tỷ lệ nợ trên GDP của toàn bộ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu được dự báo sẽ tăng từ mức 59% của năm 2007 lên 83,3% vào năm 2012. Riêng tỷ lệ nợ/ GDP của Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha cũng như Italy sẽ lên tới hơn 100% trong khi mức trần theo quy định của Liên minh châu Âu chỉ là 60%.

Nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng:

Theo dự báo của IMF1, năm 2012 nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng với dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 1,8% (thấp hơn dự báo trước đó 0,9%) và triển vọng kinh tế cũng bị hạ từ 2,7% xuống cịn 2%. Xếp hạng tín dụng của Mỹ lần đầu tiên bị hạ bậc sau 70 năm. Mặc dù bối cảnh kinh tế trong nước chẳng có gì sáng sủa nhưng Mỹ vẫn phải góp sức giải cứu vấn đề nợ công ở Eurozone vì châu Âu chiếm phần lớn trong tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ. Do đó, nếu cuộc khủng hoảng ở châu Âu ngày càng sâu thì những thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ càng lớn.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ mặc dù đã giảm nhẹ nhưng vẫn giữ ở mức 9% từ tháng 7 năm 20112. Doanh số bán lẻ tại Mỹ cũng bất ngờ trì trệ trong tháng 8 năm 2011 do người dân khơng có việc làm, lương khơng tăng khiến họ khơng chi tiêu mạnh. Cùng với đó, lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm đã giảm xuống dưới 2% lần đầu tiên trong lịch sử 70 năm qua đã làm triển vọng kinh tế toàn cầu kém lạc quan3.

Trước tình hình này, nhiều chuyên gia đã nhận định không những Mỹ chưa thoát khỏi khủng hoảng mà cịn có thể rơi vào suy thối kép.

Sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản:

Châu Á được xem là điểm sáng hiếm hoi của bức tranh kinh tế năm 2011. Nền kinh tế Nhật Bản đã có nhiều dấu hiệu phục hồi nhẹ sau khi trải qua giai đoạn suy thối từ động đất và sóng thần khi các chuỗi cung ứng được khôi phục. Tuy nhiên, do đồng yên mạnh nên ảnh hưởng đến xuất khẩu trong khi nhu cầu trong nước tiếp tục ở

1 http://tamnhin.net/Quoc-te/14667/IMF-ha-thap-du-bao-tang-truong-kinh-te-the-gioi-2012.html

2 http://cafef.vn/20110805074210401CA32/ty-le-that-nghiep-my-thang-72011-bat-ngo-xuong-muc-91.chn

mức khơng cao và có thể làm xói mịn nỗ lực phục hồi kinh tế sau thảm họa. ADB dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ giảm 0,5% trong năm 2012. Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc cũng giảm nhẹ từ mức 10,4% trong năm trước xuống mức 9,2% trong năm nay. Theo Hãng Goldman Sachs, tăng trưởng kinh tế Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vốn được coi là khu vực năng động nhất thế giới, giảm xuống còn 6,3% trong năm 2011, thấp hơn so với dự đốn 6,8% trước đó1. Lý do vì phần lớn hàng hóa của châu Á được đưa sang các nước phát triển ở phương Tây nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng của từ sự suy thoái kinh tế ở các nước này.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 2,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 4,1% của năm 2010. Nhóm các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức 6%, cao gấp 3,75 lần so với mức tăng trưởng của nhóm nước phát triển (1,6%). Trong đó, khu vực Châu Á được xem là dấu son của bức tranh kinh tế thế giới năm 2011. Cụ thể, mức độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương là 8,2%, cao nhất trong số các nền kinh tế trên thế giới và gấp 3 lần mức tăng trưởng chung của kinh tế thế giới.

Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số khu vực (%)2

Khu vực 2009 2010 2011

Toàn thế giới -2,3 4,1 2,7

Các nước phát triển -3,7 3,0 1,6

Các nước đang phát triển:

- Đơng Á và Thái Bình Dương

- Đông Âu và Trung Á

- Châu Mỹ Latinh và Caribe

- Trung Đông và Bắc Phi

- Nam Á

- Cận Sahara và châu Phi

2,0 7,5 -6,5 -2,2 4,0 6,1 2,0 7,3 9,7 5,2 6,0 3,6 9,1 4,8 6,0 8,2 5,3 4,2 1,7 6,6 4,9 1http://nif.mof.gov.vn/portal/page/portal/nif/Newdetail?p_page_id=1&pers_id=42972397&item_id=55470969&p_details 2 Ngân hàng thế giới (www.imf.org)

Đối với 3 nền kinh tế lớn và chi phối bức tranh kinh tế thế giới là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, tình hình cũng khơng mấy sáng sủa khi tốc độ tăng trưởng GDP rất thấp, thậm chí ở mức 0% hoặc mức tăng trưởng âm. Ngoại trừ Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao nhưng đang có dấu hiệu chựng lại do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới và đối phó với tình hình lạm phát ngày càng gia tăng.

2.1.1.2 Những thách thức và rủi ro đặt ra cho các doanh nghiệp trên thế

giới cũng như tại Việt Nam trong tình hình kinh tế hiện nay:

Hầu hết các chuyên gia kinh tế và các tổ chức như Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF…đều dự báo năm 2012 là một năm “u ám” của nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng chậm và nền kinh tế sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của “bóng đen” suy thối. Căn bệnh nợ công tồi tệ ở châu Âu và những biến động của thị trường tài chính tồn cầu là một trong những rủi ro đe dọa sự phục hồi kinh tế thế giới. Năm 2012, châu Âu sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn khi các khoản nợ khổng lồ của các nước như Bồ Đào Nha, Italia, Ailen, Hy Lạp và Tây Ban Nha đến kỳ đáo hạn.

Trong “Báo cáo về Tình hình kinh tế thế giới và triển vọng năm 2012” ngày 24 tháng 1 năm 2012, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF phải điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 xuống thấp hơn 3,6%, trong khi của các nước phát triển chỉ là 1,9% và thậm chí một số nước tăng trưởng âm. Kinh tế Mỹ và châu Âu tăng trưởng lần lượt là 1,8 % và 1,1%. Những nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển cũng tăng trưởng ở mức thấp hơn năm 2011 như Trung Quốc có thể chỉ đạt 8%, Ấn Độ 7,5% và Braxin 3,6%. Tuy nhiên đây vẫn là đầu tàu góp phần thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng trong năm 2012.

Cũng theo IMF, những thách thức và rủi ro chính mà nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam sẽ đối mặt trong năm 2012 là:

· Rủi ro tài chính leo thang, tăng trưởng kinh tế chậm lại: Triển vọng phục hồi kinh tế đã bị xấu đi và rủi ro tài chính leo thang mạnh trong quý 4 năm 2011 do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Khủng hoảng tín dụng tại hệ thống ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu

đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng giảm địn bẩy tài chính bằng việc bán tài sản, phân phối tín dụng, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thối. Ngồi ra, tốc độ tăng trưởng ở những nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - chậm lại so với dự báo do hiệu ứng lớn hơn dự tính từ chính sách thắt lưng buộc bụng.

· Việc phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng được dự báo sẽ bị trì trệ ở nhiều nền kinh tế: Hoạt động kinh tế tồn cầu được dự báo sẽ chậm lại nhưng khơng sụp đổ hoàn toàn, những nền kinh tế tiên tiến tăng trưởng chậm chạp và cố gắng để tránh rơi vào suy thối cịn những nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại sau một thời gian phát triển với tốc độ nhanh. Đặc biệt tại nền kinh tế Mỹ, việc phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính hầu như tiến triển rất chậm vì Chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt ngân sách trong các năm 2012-2013, trong khi tiêu dùng tư nhân vẫn yếu. Về xuất khẩu, đồng USD mạnh cùng với sự đi xuống của kinh tế toàn cầu và kinh tế châu Âu sẽ làm xuất khẩu của Mỹ giảm sút, trong khi giá dầu tăng sẽ làm tăng kim ngạch nhập khẩu năng lượng, gây cản trở tăng trưởng kinh tế.

· Lạm phát về giá hàng hóa và tiêu dùng giảm dần nhưng rủi ro vẫn cịn: Giá tiêu dùng nhìn chung đã bắt đầu giảm từ năm 2011 do nhu cầu tiêu dùng giảm. Tuy nhiên giá dầu mỏ tăng trong thời gian gần đây do nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Hơn nữa những rủi ro và bất ổn về chính trị cũng đẩy giá dầu thơ lên cao. Những rủi ro này dự kiến sẽ vẫn leo thang trong một thời gian nữa và giá dầu cũng chỉ dịu bớt chút ít bất chấp triển vọng bất lợi cho hoạt động kinh tế toàn cầu. Đối với những hàng hóa khơng phụ thuộc vào dầu, việc gia tăng nguồn cung trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm sẽ dẫn đến giá bán giảm. Lạm phát bắt đầu dịu dần và được IMF dự báo ở mức 6,25% trong năm 2012 (năm 2011 là 7,25%).

Những bất ổn của nền kinh tế thế giới trong năm 2012 đòi hỏi doanh nghiệp càng phải thận trọng trong quá trình hoạt động của mình, đặc biệt là phải trang bị một hệ thống KSRR tốt để phản ứng trước những bất ổn của nền kinh tế.

2.1.2 Các rủi ro xuất phát từ tình hình kinh tế Việt Nam:

2.1.2.1 Tổng quan về chính sách kinh tế vĩ mơ của Việt Nam hiện nay và những năm tới ảnh hưởng đến rủi ro doanh nghiệp: những năm tới ảnh hưởng đến rủi ro doanh nghiệp:

Năm 2011 đã chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam gặp tổn thất rất lớn từ những bất ổn của chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là việc thay đổi liên tục các chính sách về tỷ giá, tiền tệ, lãi suất… của Ngân hàng nhà nước. Điều này đã dẫn đến những bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô1 trong năm qua như lạm phát cao, nhập siêu dai dẳng và dự trữ ngoại hối mỏng, tỉ giá biến động khó lường đi kèm tình trạng đơ la hóa, thâm hụt ngân sách cao đi kèm với nợ công gia tăng, thị trường tài chính - tiền tệ dễ tổn thương với những rủi ro lớn của hệ thống.

Bước sang năm 2012, những bất ổn trong chính sách kinh tế vĩ mơ tiếp tục tác động và gia tăng rủi ro cho các doanh nghiệp. Theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2012, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới đã được Quốc hội thông qua là: “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý (thay vì ưu tiên tăng trưởng cao) gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”.

Các giải pháp chủ yếu của Chính phủ để thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cũng đã được thông qua như:

· Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt; · Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả;

· Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, tổ chức tốt thị trường trong nước;

1 Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2012), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường

· Khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu, hạn chế nhập siêu; · Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế; · Chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng.

Mục tiêu kiềm chế lạm phát là một chủ trương rất đúng đắn và phù hợp của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay nhưng để đạt được điều đó thì các giải pháp thực hiện cũng sẽ đưa đến rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể như chủ trương chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng và linh hoạt của Nhà nước được áp dụng đã đặt gánh nặng rất lớn lên hầu hết doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Chính sách này cịn đưa 2 ngành kinh doanh chứng khoán và bất động sản vào diện rủi ro 250%. Đây gần như là một “lệnh cấm” các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay kinh doanh chứng khoán và vay đầu tư kinh doanh bất động sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)