Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 55)

2.1 Nhận diện các rủi ro chính cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

2.1.2.2 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2011 được xem là năm khó khăn nhất từ sau đổi mới với nhiều thách thức lớn như lạm phát tăng cao, tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước giảm, đầu tư nước ngoài chững lại… Tuy nhiên, trong bối cảnh đen tối đó thì vẫn có những điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam:

Mặt tích cực:

Theo Thơng cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2011 của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) năm 2011 tăng 5,89% so với năm 2010 và tăng đều trong cả ba khu vực kinh tế. Tốc độ tăng GDP năm 2011 (5,89%) tuy thấp hơn năm 2010 (6,78%) nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn, cả

nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng trưởng trên khá cao và hợp lý.

Năm 2011 cũng là năm đầu tiên Việt Nam đã kéo giảm được bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP. Tình hình nhập siêu đã có tốc độ giảm đáng kể và ở mức 10% kim ngạch xuất khẩu (so với kế hoạch lên tới 18% kim ngạch xuất khẩu).

Trong suốt những tháng đầu năm 2011, lạm phát liên tục tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, càng về những tháng cuối năm, sức ép lạm phát đã ngày càng giảm dần do Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có những biện pháp can thiệp.

Hình 2.2: Xu hướng lạm phát giảm dần trong năm 20111

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010. Tháng mười hai là tháng thứ năm liên tiếp trong năm 2011 có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn 1%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010.

Mặt hạn chế:

Tổng dư nợ của hệ thống tín dụng Việt Nam đang bằng khoảng 1,2 lần GDP Việt Nam (so với mức trung bình thế giới khoảng 0,6 - 0,7 lần GDP), tỷ lệ nợ xấu cao ngồi tầm kiểm sốt (chiếm 8,6% dư nợ tính tới 31/3/2012). Tỉ lệ nợ công Việt Nam tuy vẫn được coi là nằm trong tầm kiểm soát nhưng đã trở nên cao hơn hẳn so

với tỉ lệ phổ biến 30% - 40% ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác. Từ những ngun nhân đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poors đã hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn đối với đồng nội tệ Việt Nam từ mức BB xuống mức BB- và đánh giá triển vọng "tiêu cực" đối với tất cả các mức tín nhiệm nợ của Việt Nam1.

Năm 2011 là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ tính đến tháng 10 năm 2011 đã có hơn 5.800 doanh nghiệp giải thể, gần 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động và gần 31.500 doanh nghiệp dừng nộp thuế tuy chưa đăng ký giải thể. So với năm 2010, số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động tăng gần 22%2. Ngồi ra, hàng trăm vụ vỡ nợ tín dụng đen liên tiếp lộ ra ở nhiều địa phương khiến khơng ít người dân lao đao.

Trong năm cũng đã chứng kiến sự giảm sâu và trầm lắng kéo dài của thị trường bất động sản; ngược với sự nóng bỏng đến phi lý của thị trường vàng với những đỉnh cao kỷ lục cả về giá bán, lẫn chênh lệch giá trong nước với nước ngồi.

Khơng sáng sủa hơn bất động sản, chứng khoán cũng trải qua một năm thê thảm. Tháng 12 năm 2011, chỉ số HNX-Index rơi xuống đáy và dao động quanh mức 58 điểm, giảm 50% so với đầu năm3. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của thị trường chứng khốn Việt Nam, giá của một cổ phiếu cịn rẻ hơn bó rau muống – theo cách nói ví von của nhiều chuyên gia kinh tế (dưới 1.000 đồng/ cổ phiếu).

2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ảnh

hưởng đến rủi ro:

Mặc dù Việt Nam đã gia nhập nền kinh tế thị trường được một thời gian tương đối dài nhưng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều đặc điểm hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhận diện và KSRR:

· Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mơ vừa hoặc nhỏ: Theo số

liệu thống kê năm 2011, trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam thì có hơn 500.000 doanh nghiệp là các DNVVN, chiếm 98% tổng số

1 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110821/viet-nam-bi-standard-poor-s-ha-tin-nhiem.aspx

2 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Hội thảo ”Kinh tế Việt Nam năm 2011 và triển vọng năm 2012” 3 http://vnmedia.vn/VN/kinh-te/tai-chinh-ckhoan/25_262965/vnindex_giam_xuong_muc_thap_nhat_trong_nam.html

doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 121 tỷ Đô-la Mỹ1. Ngồi ra cịn có trên 3 triệu hộ kinh doanh cá thể thuộc loại doanh nghiệp siêu nhỏ, với mức vốn chỉ từ vài chục cho đến vài trăm triệu đồng. Chính vì quy mơ như vậy nên nhiều doanh nghiệp không đủ nguồn lực cho công tác nhận diện và KSRR.

· Hình thức quản lý mang tính gia đình: Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đi

lên từ hình thức kinh doanh cá thể, mang tính gia đình, quyền sở hữu doanh nghiệp thường chỉ giới hạn ở một người hay một nhóm người nhỏ trong gia đình. Do đó, việc quản lý doanh nghiệp cịn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp (nhiều chủ doanh nghiệp còn yếu về năng lực tổ chức, thiếu nền tảng vững chắc để điều hành và quản lý doanh nghiệp, họ chỉ đơn thuần giỏi tay nghề ở một lĩnh vực nào đó). Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp khơng xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng hoặc nếu có cũng chưa được xem trọng nên khi có sự cố tác động từ bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp thì năng lực giải quyết vấn đề hầu như khơng có.

· Năng lực sản xuất cịn yếu: Thiết bị sản xuất cũ kỹ, công nghệ lạc hậu làm

hạn chế năng lực sản xuất, giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, làm giá thành sản phẩm tăng cao. Điều này có thể thấy rõ qua số liệu khảo sát của Sở Khoa học công nghệ TP.HCM trong năm 2009 ở các doanh nghiệp trong khu chế xuất, chỉ có hơn 1% doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất hiện đại, và có tới 60% doanh nghiệp sử dụng thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng.

· Tính minh bạch trong số liệu chưa cao: Do công tác tổ chức điều hành cịn

hạn chế, phổ biến mang tính gia đình, đa số đều từ cảm tính và chưa quen với việc sử dụng dịch vụ tư vấn. Vì vậy, các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp cịn sơ sài, chưa minh bạch, số liệu chưa chính xác, cịn mang tính đối phó, ý thức chấp hành luật thuế chưa cao nên chưa tạo được niềm tin với các

tổ chức tín dụng và nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa có sự tách bạch giữa tài sản doanh nghiệp và tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. · Khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi cịn thấp: Đa số

doanh nghiệp Việt Nam cịn thiếu thơng tin về thị trường, hạn chế trong kỹ năng phân tích thị trường và sản phẩm nên năng lực cạnh tranh chưa cao. Nhiều doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đến công tác Nghiên cứu và phát triển nên mẫu mã sản phẩm còn nghèo nàn và nhiều khi còn sao chép từ các doanh nghiệp nước ngồi. Bên cạnh đó, do khơng quen cập nhật thông tin nên khả năng tiếp cận các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh như cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm… và các chương trình hỗ trợ huấn luyện kỹ thuật của Nhà nước tổ chức chưa được quan tâm đúng mức.

2.1.2.4 Những rủi ro và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam

trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới:

Trong bối cảnh một nền kinh tế đang phát triển, cùng với việc mở cửa thương mại và tài chính ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam đón nhận ngày càng nhiều cơ hội đi đôi với các rủi ro và thách thức. Bên cạnh những ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp Việt Nam cịn chịu ảnh hưởng từ các chính sách kinh tế vĩ mô, những biến động của nền kinh tế trong nước và từ bản thân đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nhận diện một số rủi ro tiêu biểu mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay:

Ø Rủi ro từ biến động kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp:

Như đã phân tích ở phần 2.1.1, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn từ những biến động khó lường của nền kinh tế thế giới với những cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, khủng hoảng nợ công, khủng hoảng năng lượng, nhiên liệu... Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và chính phủ ở các nước Châu Âu, Hoa Kỳ,… đều thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng, tăng thuế, giảm chi tiêu cơng, tình trạng thất nghiệp gia tăng,… sẽ dẫn đến hệ quả là nhu cầu tiêu dùng ở các quốc gia này suy giảm, khả năng nhập khẩu cũng giảm. Điều này sẽ tác động lớn tới hoạt

động xuất khẩu của Việt Nam. Bài học từ sự sụp đổ tài chính ở Thái Lan, Indonesia năm 1997 – 1998 đã kéo theo sự sụp đổ của các nền kinh tế khác như Hàn Quốc, Malaysia... là những thực tế sống động và hiển nhiên điều này có thể lặp lại ở Việt Nam, nhất là trong điều kiện kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Ø Rủi ro và thách thức từ những bất ổn trong chính sách kinh tế vĩ mơ1 như: · Thâm hụt tài khóa: Các phân tích chỉ ra rằng Việt Nam đang đối mặt

với các rủi ro tài khoá bao gồm: thâm hụt ngân sách và nợ công tăng nhanh; cán cân tài khố khơng minh bạch; thu ngân sách kém bền vững; chi tiêu ngân sách cao kéo dài; đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả và; nhiều rủi ro tiềm ẩn từ khối doanh nghiệp nhà nước. Những rủi ro này đã và có thể tiếp tục gây ra tình trạng lạm phát và lãi suất cao dai dẳng, khu vực tư nhân bị chèn ép, thâm hụt thương mại lớn và sức ép mất giá đối với đồng nội tệ, tăng trưởng thấp, và thậm chí là một cuộc khủng hoảng tài chính nếu như những điều chỉnh chính sách khơng được thực hiện kịp thời.

· Bất ổn thị trường tài chính: Chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2011 đã giúp Việt Nam kiềm chế một phần lạm phát và giữ được tỉ giá ổn định. Tuy nhiên, hệ quả không mong muốn là thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng, lãi suất cho vay tăng cao, tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng mạnh... Lãi suất cho vay quá cao khiến việc vực dậy nền kinh tế nội tại cũng như sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều năm nay nền kinh tế Việt Nam đã vận hành với mức lãi suất ngân hàng vào loại cao của thế giới, lại không bảo đảm cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nhất là DNVVN, đã làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế giảm sút so với các đối thủ cạnh tranh khác, bởi vì nguồn vốn vay Ngân hàng là một

1 Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2012), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường

trong những nguồn tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp sử dụng được sức mạnh của địn bẩy tài chính

· Kiềm chế lạm phát: Trong suốt 5 năm từ 2007 đến nay, lạm phát ở Việt Nam đã tăng cao ở mức bình quân 13% mỗi năm, gấp 3 lần so với các nước trong khu vực. Giá cả tăng cao - đặc biệt là giá xăng dầu và điện, nhiều khi tăng phi lý đã ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào Chính phủ, kéo nền kinh tế Việt Nam vào vịng xốy khó khăn, bất ổn, tác động tiêu cực đến mục tiêu bảo đảm an sinh - xã hội và phát triển kinh tế, đồng thời góp phần làm cho lạm phát tiếp tục cao. Ngoài ra, diễn biến bất lợi là giá vàng trong nước thời gian qua cao hơn giá vàng thế giới cho thấy yếu tố tâm lý lo ngại lạm phát trong người dân vẫn rất nặng nề. Đây cũng là một yếu tố gây áp lực với lạm phát.

· Tốc độ tăng trưởng thấp: Trong điều kiện lạm phát tăng cao phải siết chặt tín dụng, thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng nên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra, những khó khăn nội tại của nền kinh tế nước ta như thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh kém của sản phẩm cùng với những khó khăn, bất ổn của kinh tế thế giới, khu vực cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

· Thách thức thâm hụt thương mại: Việt Nam luôn là nước nhập siêu với mức nhập siêu rất cao, 5 năm 2001 - 2005 nhập siêu chỉ có 19 tỷ USD, nhưng trong 5 năm 2006 - 2010 Việt Nam nhập siêu 63 tỷ USD. Riêng năm 2011, theo Tổng cục thống kê, nhập siêu hàng hóa ước tính 9,5 tỷ USD, bằng 10% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nguyên nhân trực tiếp là Việt Nam đang bị tụt hậu rất xa trong năng lực cạnh tranh về công nghệ (trong hơn thập kỷ qua hầu như khơng có bất kỳ thay đổi nào về năng lực cạnh tranh quốc gia), nền kinh tế vẫn dựa vào nguồn lực cạnh tranh so sánh truyền thống ở những ngành sử dụng tài nguyên thô hoặc hàm chứa ít cơng nghệ, có giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó,

những ngành xuất khẩu chủ yếu hiện tại lại có vị thế cạnh tranh dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài.

Ø Rủi ro xuất phát từ đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Xuất phát từ những đặc điểm hoạt động đã được phân tích ở trên, doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với những rủi ro từ bản thân doanh nghiệp như nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, tâm lý chủ quan ăn sâu vào các cấp quản lý, thiếu tài chính cho những dự án dài hơi mà chỉ hướng đến các hoạt động mang lại lợi nhuận. Ngồi ra, tình trạng chảy máu chất xám dẫn đến những trường hợp nghỉ việc đột xuất của cán bộ chủ chốt gây ra khó khăn cho cơng ty...

Ø Rủi ro từ việc thực hiện các quy định của chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành phố...): Để đạt được mục tiêu kinh tế - chính trị cũng như thực hiện quy hoạch hạ tầng cơ sở ở từng địa phương, khi xây dựng đường sá, quy hoạch những cơng trình phúc lợi cơng cộng như công viên cây xanh, trường học, bệnh viện... một số chính quyền địa phương đã có những thiết kế quy hoạch không những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như văn phòng, các cơ sở kho tàng, bến bãi của doanh nghiệp mà cịn có thể dẫn đến việc giảm giá trị tài sản của công ty.

Ø Rủi ro từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng từ thiên tai: Biến đổi

khí hậu đang là một chủ đề nóng và được đưa vào chương trình nghị sự của nhiều Hội nghị tại Việt Nam cũng như trên thế giới vì tầm ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Có thể thấy rõ điều này qua thảm họa kép động đất và sóng thần ở Nhật Bản hay trận lũ lịch sử ở Thái Lan; không những đã gây tổn hại về người mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Điều này hồn tồn có thể xảy ra ở Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp có xây dựng nhà xưởng, trụ sở, văn phòng tại các vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt và động đất như các tỉnh ở miền Trung Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)