Đánh giá chung về thực trạng KSRR tại các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 82)

2.2 Thực trạng KSRR tại các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.2 Đánh giá chung về thực trạng KSRR tại các doanh nghiệp Việt Nam

v Nhận diện rủi ro:

Kết quả khảo sát cho thấy có tới 76 trên tổng số 100 doanh nghiệp Việt Nam đã từng đối mặt với rủi ro (68% đã gặp rủi ro nhưng thiệt hại không lớn và 8% đã gặp rủi ro với thiệt hại lớn). Những doanh nghiệp đã gặp rủi ro chủ yếu là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và bất động sản, tài chính và ngân hàng. Trong 8 doanh nghiệp đã gặp rủi ro gây thiệt hại lớn thì chủ yếu là những rủi ro liên quan đến biến động về tỷ giá, rủi ro giá nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, rủi ro về nợ xấu, rủi ro do thay đổi chính sách và rủi ro trong quản lý dịng tiền. Chỉ có 24% doanh nghiệp chưa từng gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh của mình. Điều này cho thấy rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều và bản chất rủi ro cũng rất đa dạng, đòi hỏi doanh nghiệp phải ở trong tâm thế sẵn sàng đối phó với rủi ro.

Trong số 76 doanh nghiệp đã từng gặp rủi ro thì nhóm rủi ro mà các doanh nghiệp thường gặp nhất là rủi ro hoạt động (với điểm trung bình cao nhất – 2.82 điểm), tiếp theo là rủi ro tài chính (2.71 điểm), xếp thứ 3 là rủi ro tuân thủ (2.53 điểm) và xếp cuối cùng là rủi ro chiến lược (1.89 điểm). Kết quả về tần suất xuất hiện này cũng khá hợp lý trong cỡ mẫu khảo sát đã thực hiện và tương ứng với tình hình nền kinh tế hiện nay. Cụ thể, khảo sát được thực hiện chủ yếu ở nhóm DNVVN, do đó rủi ro liên quan đến chiến lược kinh doanh, mua bán sát nhập, quan hệ với nhà đầu tư... sẽ có tầm ảnh hưởng ít hơn so với nhóm rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong tình hình kinh tế biến động với ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng tài chính thì nhóm rủi ro tài chính (quản lý dịng tiền, lãi suất, các hệ

số tài chính...) ln ln tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, năm vừa qua cũng chứng kiến những thay đổi liên tục trong chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (như đã phân tích ở phần 2.1.2.1), gây ra những biến động khơng nhỏ đối với doanh nghiệp (nhóm rủi ro tn thủ).

Khi được hỏi về những nguyên nhân dẫn đến rủi ro xảy ra, có đến 35 trên 76 doanh nghiệp (chiếm 46%) cho rằng do nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp (do quá chủ quan trước tình hình kinh tế, khơng xây dựng hệ thống KSNB, khơng có hệ thống nhận diện và KSRR hiệu quả...). Chỉ 16 doanh nghiệp cho rằng đó là do tác động từ những nguyên nhân khách quan mặc dù doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt như sự thay đổi bất ngờ trong chính sách kinh tế khiến doanh nghiệp không kịp trở tay, thiên tai bão lũ hay những xung đột chính trị đẩy giá dầu và nguyên liệu đầu vào tăng cao... 25 doanh nghiệp còn lại (chiếm 33%) cho rằng rủi ro xảy ra là sự kết hợp của cả hai nguyên nhân trên. Kết quả trên cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa rủi ro với hệ thống KSNB và QTRR, do đó 79% doanh nghiệp đã gặp rủi ro trong khảo sát này có thể tránh hoặc giảm nhẹ những thiệt hại do rủi ro gây ra nếu họ nâng cao cảnh giác, xây dựng hệ thống KSNB và/ hoặc QTRR thực sự hữu hiệu để nhận diện và KSRR.

Về mức độ quan ngại khả năng xảy ra rủi ro, có đến 57% doanh nghiệp cảm thấy rất quan ngại (kể cả những doanh nghiệp chưa từng xảy ra rủi ro), 40% cảm thấy bình thường trước những biến động của nền kinh tế và chỉ 3% doanh nghiệp không quan ngại về khả năng xảy ra rủi ro. Điều này là một tín hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức tốt khả năng xảy ra rủi ro để có biện pháp phịng ngừa hữu hiệu trước những biến động khó lường của nền kinh tế.

Khi được yêu cầu liệt kê những rủi ro cụ thể mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong thời gian sắp tới, đa phần các doanh nghiệp đều chọn rủi ro lạm phát – giá cả đầu vào leo thang là rủi ro có khả năng xảy ra cao nhất trong nền kinh tế hiện nay. Điều này cũng đúng với thực tế hiện nay khi các nỗ lực của Chính phủ để kiểm sốt lạm phát hầu như chưa phát huy hết tác dụng, lạm phát vẫn đang ở mức cao cộng với giá dầu thô tăng mạnh cũng ảnh hưởng đến giá đầu vào nhiều doanh nghiệp. Xếp thứ 2 và thứ 3 là rủi ro về khả năng cạnh tranh trên thị trường (đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam mở cửa

thuế quan khi gia nhập sân chơi WTO) và rủi ro tuân thủ trước những thay đổi nhanh chóng trong chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, rủi ro biến động tỷ giá hối đoái, lãi suất cùng với rủi ro về nợ xấu là những rủi ro được nhiều doanh nghiệp quan tâm (tỷ lệ nợ xấu và hàng tồn kho cao chính là hai vấn đề nổi cộm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và đã được đưa vào các buổi thảo luận, chất vấn của Quốc hội để tìm phương án tháo gỡ).

v Kiểm sốt rủi ro:

Ø Mặt tích cực:

Vấn đề đầu tiên người viết quan tâm trong thực trạng KSRR đó là nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của KSRR vì có nhận thức tốt thì mới có các hành động thích hợp để triển khai. Điều đáng mừng là mặc dù chiếm đa số cỡ mẫu là các DNVVN nhưng có đến 56% cho rằng nhận diện rủi ro và KSRR đóng một vai trị rất quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp, 33% cho rằng vai trị của KSRR cũng bình thường như các hoạt động quản lý khác và chỉ 11% cho rằng KSRR là khơng cần thiết. Ngun nhân là vì ngồi những áp lực bên trong đòi hỏi doanh nghiệp quản lý tốt rủi ro, Ban lãnh đạo cũng phải chịu những áp lực lớn từ bên thứ ba như cổ đông, nhà cung cấp, ngân hàng... trong việc quản lý tốt hơn rủi ro (chiếm 63%).

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng đã ý thức trong việc xây dựng một khung

QTRR chính thức gồm có chính sách và quy chế cũng như thẩm quyển giao phó để

đối phó với rủi ro (chiếm 25%, trong đó chủ yếu là các ngân hàng hoặc các doanh nghiệp có quy mơ lớn). Ngồi ra, một số DNVVN với hạn chế về nguồn lực nhưng cũng đã xây dựng được chức năng QTRR và tuân thủ (chiếm 18%) hoặc có chiến lược chính thức nhằm thực hiện quản trị doanh nghiệp, rủi ro và tuân thủ (chiếm 11%).

Mức độ tham gia của HĐQT/ Ban giám đốc vào các hoạt động KSRR trong doanh nghiệp ngày càng cao (40% tham gia đáng kể và 27% tham gia tương đối), cho thấy sự quan tâm của cấp lãnh đạo đối với việc nhận diện rủi ro và KSRR.

Ngồi ra, có đến 62% doanh nghiệp được hỏi có các chương trình đào tạo về nhận diện rủi ro và KSRR cho các thành viên HĐQT và quản lý cấp cao (31% có các buổi đào tạo định kỳ và 31% đào tạo đột xuất).

30% doanh nghiệp được hỏi đã có một quy trình chính thức để đánh giá rủi ro, trong đó hầu hết đều cho rằng quy trình đánh giá rủi ro của mình đã phát huy được tác dụng vì nó mang đặc điểm có hệ thống (được chính thức hóa với mức độ chi tiết phù hợp), toàn diện (đánh giá được tất cả các lĩnh vực chính của tổ chức một cách thường xun) và đồng hóa (liên kết với quy trình kinh doanh cốt lõi trong doanh nghiệp).

Kết quả của hoạt động nhận diện và KSRR cũng được truyền thơng rộng rãi cho các bộ phận chức năng có liên quan (chứ không chỉ cho lãnh đạo cấp cao) ở 54 doanh nghiệp. Các kết quả trên cho thấy KSRR đã được đưa lên thành một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu ở một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mơ lớn.

Về chức năng hỗ trợ, mặc dù đa số là các DNVVN nhưng cũng có đến 49% doanh nghiệp có các bộ phận chức năng như KSNB/ Kiểm toán nội bộ/ Tuân thủ để hỗ trợ KSRR. Cụ thể, Bộ phận chức năng hỗ trợ đã tham gia rất tích cực vào hoạt động KSRR như phát triển, hỗ trợ và giám sát việc triển khai khung QTRR (31%), có trách nhiệm kiểm soát việc quản lý rủi ro (22%), hoặc có vai trị nhất định hỗ trợ các bộ phận chức năng KSRR (47%).

Bên cạnh đó, cũng có tới 76% doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đánh giá định kỳ về sự hữu hiệu và hiệu quả của việc nhận diện và KSRR. Các khiếm khuyết sau khi đánh giá được báo cáo lên các cấp có liên quan để có kế hoạch hành động kịp thời, tránh cho doanh nghiệp những tổn thất phát sinh từ các khiếm khuyết đó.

Một tín hiệu đáng mừng nữa được rút ra từ kết quả khảo sát đó là nhận thức và khả năng KSRR của các doanh nghiệp Việt Nam đã cải thiện đáng kể sau ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực cũng như trên thế giới trong các năm vừa qua. 52% doanh nghiệp đã nhận thức rủi ro tốt hơn, 26% doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch hành động hiệu quả hơn để đối phó với khủng hoảng, 22% đã tối đa hóa cơ hội từ những rủi ro trong khủng hoảng, 24 % doanh nghiệp còn lại chỉ giải quyết khủng hoảng một cách tốt nhất theo khả năng của mình.

Ø Mặt yếu kém:

Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn 11% doanh nghiệp xem nhẹ vai trò KSRR và 33% cho rằng KSRR chỉ là hoạt động quản lý bình thường. Thực tế cho thấy nguyên

nhân chủ quan đóng vai trị rất lớn dẫn đến rủi ro xảy ra và gây thiệt hại cho doanh nghiệp (theo kết quả khảo sát số 3). Do đó, cần nâng cao nhận thức cho những doanh nghiệp chưa thấy được tầm quan trọng của KSRR trong hoạt động kinh doanh của mình để họ chuẩn bị tâm thế đối phó với các rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Về việc xây dựng khung QTRR chính thức trong doanh nghiệp, có đến 46% - chiếm gần một nửa số doanh nghiệp (chủ yếu là DNVVN) được hỏi khơng có Khung QTRR, chức năng QTRR hay chiến lược chính thức để KSRR. Việc đối phó với rủi ro phụ thuộc nhiều vào bản năng cũng như độ nhạy bén của chủ doanh nghiệp. Việc này có thể gây ra những tổn thất rất nặng nề cho các doanh nghiệp nếu rủi ro xảy ra, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang mở cửa nền kinh tế ra thế giới và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thậm chí có một số doanh nghiệp được hỏi không biết đến khung QTRR theo Báo cáo COSO năm 2004 hoặc đơn thuần chỉ hiểu KSRR cũng đại loại như mua bảo hiểm tai nạn. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa có hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về Khung QTRR doanh nghiệp; và qua đó cũng thể hiện thực trạng yếu kém về kỹ năng quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp, nhất là ở DNVVN.

Việc tham gia của HĐQT/ Ban giám đốc vào các hoạt động KSRR vẫn chưa được thực hiện rộng khắp ở tất cả các doanh nghiệp. Vẫn có đến 33% doanh nghiệp (chủ yếu là DNVVN) được hỏi có sự tham gia không đáng kể của HĐQT/ Ban lãnh đạo vào hoạt động KSRR. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức và năng lực về nhận diện rủi ro và KSRR vẫn chưa được chú trọng ở một số doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN (có đến 38% doanh nghiệp khơng có chương trình đào tạo về KSRR).

Về quy trình đánh giá rủi ro, có đến 54% doanh nghiệp được khảo sát khơng có một quy trình chính thức để đánh giá rủi ro trong tồn doanh nghiệp và 16% doanh nghiệp cịn lại khơng chắc chắn về việc có tồn tại hay khơng một quy trình đánh giá rủi ro trong doanh nghiệp mình. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp khơng nhận thức đúng về khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Ngồi ra trong số 30 doanh nghiệp có quy trình đánh giá rủi ro chính thức thì cũng có 3 doanh nghiệp cho rằng quy trình này chỉ mang tính hình thức chứ không thực sự hiệu quả trong việc đánh giá rủi ro.

Về vấn đề truyền thông, chỉ 54% doanh nghiệp truyền thông rộng khắp kết quả của hoạt động nhận diện hay đánh giá rủi ro cho toàn bộ các bộ phận chức năng có liên quan trong doanh nghiệp. 18% doanh nghiệp chỉ truyền thông kết quả của hoạt động nhận diện hay đánh giá rủi ro đến quản lý cấp cao và 28% doanh nghiệp còn lại thực hiện việc truyền thơng cực kỳ hạn chế. Đây chính là một điểm yếu cần khắc phục tại các doanh nghiệp Việt Nam vì việc truyền thơng sẽ giúp các bộ phận có liên quan hiểu được trách nhiệm của mình đối với rủi ro, nhận thức được các nguy cơ tại khu vực trách nhiệm của mình, các tác động và hậu quả có thể có trên các lĩnh vực mình phụ trách, và phương án xử lý nếu xảy ra rủi ro.

Ø Nguyên nhân của những yếu kém:

Tâm lý chủ quan và coi nhẹ những biến động của nền kinh tế: Do đặc điểm nền

kinh tế nước ta và sự cải thiện chính sách vĩ mơ theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường đã tạo được môi trường kinh doanh ngày càng tốt hơn cho doanh nghiệp. Mặt khác, tuy năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp còn yếu, nhưng mức độ mở cửa của nền kinh tế còn giới hạn vì kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (2007) nên về cơ bản các rủi ro từ những biến động trên thị trường quốc tế tác động đến nền kinh tế nước ta cịn tương đối nhỏ, cạnh tranh của các cơng ty đa quốc gia tác động đến các doanh nghiệp trong nước cũng chưa nhiều. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp đến cuối năm 2008 tương đối thuận lợi, tác động của rủi ro chưa gây hậu quả quá lớn. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều doanh nghiệp còn xem nhẹ rủi ro và những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước.

Chưa thật sự quan tâm đến nhận diện rủi ro và KSRR một cách bài bản: Có đến

46% doanh nghiệp (trong đó hầu hết là các DNVVN) được khảo sát chưa có khung QTRR, chức năng QTRR hay bất cứ chiến lược chính thức trong việc KSRR. Điều này cho thấy các DNVVN chưa quan tâm đến KSRR, việc ứng phó với rủi ro phụ thuộc nhiều vào bản năng cũng như độ nhạy bén của chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều DNVVN có tâm lý ỷ lại vào đặc trưng của doanh nghiệp mình như quy mơ nhỏ nên dễ

quản lý, có thể chuyển đổi linh hoạt, điều chỉnh hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng, ra quyết định kịp thời,... nên chưa có các cơng tác chuẩn bị một cách bài bản trong việc phòng ngừa rủi ro.

Tâm lý ỷ lại vào Nhà nước: Xã hội Việt Nam trải qua một thời kỳ bao cấp kéo dài

nên dù đã chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn có tâm lý ỷ lại và trơng chờ vào Nhà nước. Họ cho rằng KSRR là công việc của các cơ quan Nhà nước vì đây là cơ quan điều tiết nền kinh tế; và Nhà nước sẽ sẵn sàng giúp đỡ doanh nghiệp nếu có rủi ro xảy ra gây tổn hại cho nền kinh tế. Điều này chỉ đúng trong một số rất ít trường hợp (phổ biến trong hệ thống Ngân hàng) khi rủi ro xảy ra ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thì Nhà nước sẽ có những biện pháp để khắc phục. Về phía Nhà nước (đúng hơn thì một số quan chức đại diện cho Nhà nước) vẫn cịn duy trì phong cách điều hành theo kiểu bao cấp, sẵn sàng hứa sẽ can thiệp xử lý "cứu thị trường", "cứu doanh nghiệp"... Cách can thiệp như vậy khơng chỉ làm méo mó các quan hệ giao dịch trên thị trường mà còn tạo ra tâm lý ỷ lại trong doanh nghiệp.

Thiếu nguồn lực để thực hiện chức năng KSRR: KSRR địi hỏi phải có nguồn nhân lực với kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về nền kinh tế. Điều này là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp không thể xây dựng khung QTRR vì tuyển dụng và giữ người tài là một trong những bài tốn khó cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 82)