Những kiến nghị về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 111 - 161)

Kiến nghị 1: Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô:

Nhiều loại rủi ro của doanh nghiệp thường nảy sinh từ các yếu tố như: lạm phát, môi trường đầu tư, kinh doanh thiếu minh bạch, chính sách kinh tế vĩ mô bất ổn... Tất cả những điều này đều gây nên những khó khăn cho doanh nghiệp. Để giảm bớt các rủi ro thuộc loại này đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro, kiến nghị Nhà nước như sau:

· Về chính sách tiền tệ, để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đương đầu với những rủi ro và thách thức trước mắt, Chính phủ nên tiếp tục quyết liệt tập trung chỉ đạo ổn định kinh tế vĩ mơ, từng bước có biện pháp hiệu quả để kiểm soát, kiềm chế lạm phát trong thời gian sớm nhất, ổn định tỷ giá, hướng tới việc giảm lãi suất xuống mức hợp lý.

· Với chính sách tài khóa, khơng nên coi chi tiêu Chính phủ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhà nước; cần tiếp tục khẩn trương rà soát các dự án chi tiêu và đầu tư công đặc biệt là ở cấp địa phương; nhanh chóng thu hẹp ngân sách để tránh sự gia tăng của nợ công và những rủi ro đi kèm. Ngoài ra, Nhà nước cần quan tâm đến lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu, điện để đảm bảo việc tăng chi phí đầu vào cho kinh doanh không gây “sốc” đối với doanh nghiệp.

· Về chính sách thuế, Nhà nước cần giảm dần gánh nặng thuế khóa cho doanh nghiệp; tiếp tục giãn thuế và xem xét khả năng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực, đặc biệt là các DNNVV. Tuy nhiên vẫn có thể tăng thu ngân sách thơng qua nâng cao tỷ lệ tuân thủ và cơ sở đánh thuế hơn là nâng thuế suất và đánh thuế chồng lên thuế.

· Đồng thời, Chính phủ cần tăng cường công tác dự báo về thị trường thế giới và trong nước để điều chỉnh chính sách kịp thời, hạn chế và khắc phục khả năng nợ xấu tại các ngân hàng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần khẩn trương triển khai Kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011- 2015, đặc biệt tập trung vào việc hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu thực tế của các DNNVV trong việc lập phương ánh kinh doanh hiệu quả, tìm kiếm thị trường và cần được gắn liền với bảo lãnh tín dụng;

· Các câu lạc bộ, hội nghề nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời chính các câu lạc bộ, hội, hiệp hội này có thể hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách, pháp luật; tư vấn, trợ giúp về pháp lý... Do đó, Nhà nước cần sớm ban hành Luật Hội hoặc Nghị định riêng về Hiệp Hội doanh nghiệp; xây dựng khung thể chế để tăng cường liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp theo các hiệp hội, theo vùng, theo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị...

Kiến nghị 2: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh:

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư và kinh doanh. Trong giai đoạn vừa qua, hệ thống pháp luật về đầu tư và kinh doanh đã có nhiều cải tiến theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều điều cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, chẳng hạn như:

· Các Luật và Nghị định về đăng ký kinh doanh còn quy định quá nhiều về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong khi đó quy định các điều kiện phải đáp ứng còn nhiều điểm bất hợp lý như: quy định ngành nghề phải có vốn pháp định lại yêu cầu doanh nghiệp phải ký quỹ tại Ngân hàng, hoặc yêu cầu phải có văn bản xác nhận của kiểm toán về giá trị tài sản. Trong khi thực tế chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi ký quỹ tại Ngân hàng để đáp ứng yêu cầu về thủ tục, có chuyển sang làm vốn kinh doanh hay khơng hồn tồn do chính họ quyết định. Hay văn bản kiểm tốn thì chỉ xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm kiểm toán, nếu

doanh nghiệp muốn qua mặt kiểm tốn vẫn có thể mượn tạm đâu đó cho đủ. Do vậy đối với ngành nghề quy định về vốn pháp định chỉ cần yêu cầu doanh nghiệp có đủ mức vốn quy định và chủ sở hữu doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm mà khơng có u cầu xác nhận hoặc ký quỹ. · Luật Bảo vệ môi trường quy định các dự án đầu tư thuộc loại đăng ký

bảo vệ môi trường phải đăng ký trước khi hoạt động, nhưng cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư lại yêu cầu phải có Bản đăng ký bảo vệ mơi trường mới cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Bên cạnh đó, cần kiện toàn và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Chức năng chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước, năng lực yếu của cán bộ thừa hành, tình trạng nhũng nhiễu… nhìn chung cịn khá phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước. Có khi mặc dù quy định của pháp luật rất rõ ràng, nhưng công chức thừa hành chỉ diễn giải theo ý mình, hoặc cùng một quy định, nhưng áp dụng với người này lại khác người kia, có những vấn đề cơ quan này đẩy cho cơ quan khác, không ai chịu giải quyết... Những điều này nếu được giải quyết tốt sẽ góp phần giảm thiểu nhiều loại rủi ro cho doanh nghiệp.

Kiến nghị 3: Ban hành các hướng dẫn và chuẩn mực về rủi ro và KSRR:

Tại Việt Nam, Chính phủ và các tổ chức nghề nghiệp chưa ban hành các quy định, hướng dẫn và chuẩn mực về rủi ro và KSRR một cách đầy đủ và chính thức. Các chuẩn mực về KSRR là cơ sở để phát triển các quy trình KSRR. Ngồi ra, các chuẩn mực còn đưa ra những cơng cụ để chuẩn hóa những thông lệ quản lý của doanh nghiệp, hỗ trợ xác định các phương pháp tốt nhất có thể nhằm tổ chức các quy trình KSRR tốt hơn, nhờ đó có thể tối ưu hóa các lợi thế chiến lược và hoạt động. Các chuẩn mực cũng cho phép các phương pháp đo lường nhằm giám sát việc áp dụng các quy trình QTRR. Do đó, việc xây dựng chuẩn mực về KSRR đóng một vai trị rất quan trọng trong các giải pháp nâng cao tính khả thi và hiệu quả của KSRR tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Chính phủ hoặc các tổ chức nghề nghiệp có thể dựa vào những hướng dẫn và chuẩn mực về rủi ro và KSRR (như đã được đề cập ở chương 1) đã được nhiều tổ

chức uy tín trên thế giới ban hành và được nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng để xây dựng hệ thống hướng dẫn và chuẩn mực về KSRR cho Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải sửa đổi và cập nhật cho phù hợp với tình hình Việt Nam vì hệ thống lý luận về KSRR chủ yếu dựa trên thực tiễn các nước có nền kinh tế phát triển hơn rất nhiều so với điều kiện nước ta hiện nay.

Bên cạnh việc ban hành những hướng dẫn và chuẩn mực về KSRR, cần phải quy trách nhiệm cụ thể của Ban lãnh đạo trong việc quản lý các rủi ro, cụ thể như công bố các rủi ro quan trọng mà đơn vị có khả năng gặp phải và cách thức mà đơn vị phải đối phó (tương tự như Hoa Kỳ đã ban hành đạo luật Sarbanes – Oxley).

Kiến nghị 4: Đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm:

Một trong những cách thức để chuyển giao rủi ro cho các đối tượng bên ngoài là mua các dịch vụ bảo hiểm để dự phòng cho các tổn thất. Việc sử dụng bảo hiểm cho những rủi ro trọng yếu không những giúp doanh nghiệp tồn tại sau những tổn thất bất ngờ mà cịn tạo thói quen kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên để phương án phản ứng này được thực hiện thì điều kiện đầu tiên là phải có các dịch vụ bảo hiểm tổn thất tương ứng để đơn vị có thể tiếp cận được thị trường. Thị trường dịch vụ bảo hiểm tổn thất ở Việt Nam hiện nay chỉ mới phát triển cho bảo hiểm tổn thất tài sản hữu hình, các dịch vụ bảo hiểm tổn thất khác thì chưa có hoặc chưa phát triển. Để phát triển các dịch vụ bảo hiểm nhằm giúp doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn các phương án phản ứng với rủi ro, Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm cần có sự phối hợp theo phương hướng sau:

· Nhà nước ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể cho các loại hình bảo hiểm mới, các loại hình bảo hiểm đã có ở nước ngồi. Điều này tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp bảo hiểm về mặt chủ trương của Nhà nước, tạo hành làng pháp lý để các doanh nghiệp có thể an tâm tham gia.

· Các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, phát triển các dịch vụ bảo hiểm mới. Một mặt tạo thói quen sử dụng dịch vụ bảo hiểm để ứng phó với rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam, mặt khác cũng đáp ứng được

nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Kiến nghị 5: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:

Hệ thống kết cấu hạ tầng lạc hậu, yếu kém cũng là tác nhân của nhiều loại rủi ro cho doanh nghiệp. Giao thơng khó khăn, ùn tắc có thể làm cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm khơng kịp thời dẫn đến dễ bị hư hỏng hoặc gián đoạn kế hoạch sản xuất, có thể bị phạt hợp đồng do chậm trễ về mặt thời gian…; tình trạng cúp điện khơng thơng báo có thể làm hư hỏng sản phẩm, tiêu tốn nguyên liệu; thông tin liên lạc khơng kịp thời, bị gián đoạn có thể làm lỡ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp…

Những vấn đề nêu trên khá phổ biến ở nước ta đã đẩy doanh nghiệp đứng trước nguy cơ gánh chịu rủi ro ngày càng lớn. Để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro, Chính phủ và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cở sở lý luận ở chương 1 và phân tích thực trạng KSRR ở chương 2, người viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của KSRR tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới. Những giải pháp này được đưa ra trên quan điểm kế thừa những thành tựu về rủi ro và KSRR đã được công nhận, đồng thời kết hợp với các mơ hình KSRR hiện đại và được vận dụng phù hợp với tình hình hoạt động của Việt Nam.

Ngồi các nhóm giải pháp cho doanh nghiệp (bao gồm cả những giải pháp riêng cho doanh nghiệp lớn và nhóm giải pháp riêng cho DNVVN), người viết cịn đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng KSRR.

Mặc dù luận văn chưa thể bao quát được hết tất cả các khía cạnh của rủi ro và KSRR cùng với những hạn chế trong trình độ lý luận của người viết nhưng hy vọng rằng những giải pháp nêu trên sẽ giúp nâng cao hiệu quả KSRR tại các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp ứng phó kịp thời với những thách thức của nền kinh tế và vững tin để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam đang bước ra biển lớn và tham gia vào sân chơi chung của thế giới thông qua việc gia nhập ngày càng sâu rộng vào Tổ chức thương mại thế giới WTO nên những tác động do khủng hoảng tài chính tồn cầu đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến các

doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức ln gắn liền với cơ hội vì rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao. Do đó, trong cuộc cạnh tranh này, phần thắng sẽ nghiêng về những doanh nghiệp nào biết chủ động đón nhận lấy rủi ro và biến nó thành cơ hội

bằng các biện pháp và cơng cụ phịng ngừa rủi ro.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhận diện rủi ro và KSRR, người viết đã thực hiện đề tài này với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để nâng cao hiệu quả

KSRR tại các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế tế giới. Sau đây là một số kết quả chính của luận văn:

· Luận văn đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận của rủi ro và KSRR, lịch sử hình thành và phát triển các mơ hình KSRR trên thế giới cũng như nhấn mạnh đến việc KSRR thông qua xây dựng hệ thống QTRR doanh nghiệp (ERM) – một xu hướng mới của nền kinh tế. Đồng thời, người viết cịn phân tích một số thất bại của các doanh nghiệp trên thế giới trong việc nhận diện rủi ro và KSRR để làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

· Bên cạnh đó, người viết đã tiến hành phân tích thực trạng nền kinh tế trong và ngồi nước, phân tích những biến động trong chính sách kinh tế vĩ mơ cũng

như đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nhận diện

những rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay. Ngồi ra, người

viết cịn tiến hành một cuộc khảo sát tại 100 doanh nghiệp Việt Nam để làm rõ và đánh giá thực trạng về nhận diện rủi ro và KSRR tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

gồm nhóm giải pháp chính từ phía doanh nghiệp và nhóm giải pháp trợ giúp từ Chính phủ) nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống KSRR, giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội để hội nhập nền kinh tế toàn cầu với một vị thế vững chắc. Những giải pháp này được đưa ra trên quan điểm kế thừa

những thành tựu về rủi ro và KSRR đã được công nhận, đồng thời kết hợp với các mơ hình KSRR hiện đại và được vận dụng phù hợp với tình hình hoạt động của Việt Nam.

Qua đề tài nghiên cứu này, người viết hy vọng đã giúp một phần nhỏ để các doanh

nghiệp, các nhà đầu tư, chủ nợ... hiểu rõ hơn về rủi ro và KSRR, nâng cao nhận thức về

tầm quan trọng của KSRR trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời kiến

nghị cách thức tổ chức một Khung QTRR chính thức nhằm kiểm sốt tốt rủi ro có liên quan.

Mặc dù cịn nhiều hạn chế nhưng người viết cũng mong muốn rằng những kết quả bước đầu của luận văn sẽ là tiền đề, gợi ý cho những nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn sau này nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát hiệu quả hơn các rủi ro liên quan trong quá trình hoạt động.

Tiếng Việt

1. Cơng ty cổ phần Trí Thức (2011), CEO và Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản

Thanh niên.

2. Đặng Đức Thành (2011), CEO và QTRR trong nền kinh tế biến động.

3. Joel Bessis (Trần Hoàng Ngân biên dịch - 2012), Quản trị rủi ro trong ngân

hàng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

4. Phịng phân tích – Công ty cổ phần chứng khoán Mirae Assets Việt Nam (2011), Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2011 và triển vọng 2012.

5. Phịng phân tích và dự báo thị trường - Ủy ban chứng khoán nhà nước (2008),

Khủng hoảng tài chính 2008.

6. Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI (2012), Hội thảo ”Kinh

tế Việt Nam năm 2011 và triển vọng năm 2012”.

7. Trần Bửu Long (2011), Suy nghĩ về doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ kinh tế biến động.

8. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2012), Sổ tay hướng dẫn nhận thức rủi ro. 9. Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2012), Báo cáo kinh tế vĩ

mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Nhà xuất bản Tri Thức

10. Vũ Hữu Đức (2005), Bài giảng mơn Kiểm tốn (hệ cao học).

Tiếng Anh

1. Basel Committee (1998), Framework for Internal Control system in Banking

Organisations.

2. Basel Committee (2000), Internal Audit in banking organizations and the relationship of the supervisory authorities with the internal and external auditors.

4. COSO (2004), Enterprise Risk Management – Integrated framework – Application Techniques.

5. COSO (2010), Report on ERM - Current state of Enterprise Risk Oversight and market perceptions of COSO’s ERM Frameworks.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 111 - 161)