Những thách thức và rủi ro đặt ra cho các doanh nghiệp trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 53)

2.1 Nhận diện các rủi ro chính cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

2.1.1.2 Những thách thức và rủi ro đặt ra cho các doanh nghiệp trên thế

giới cũng như tại Việt Nam trong tình hình kinh tế hiện nay:

Hầu hết các chuyên gia kinh tế và các tổ chức như Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF…đều dự báo năm 2012 là một năm “u ám” của nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng chậm và nền kinh tế sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của “bóng đen” suy thối. Căn bệnh nợ cơng tồi tệ ở châu Âu và những biến động của thị trường tài chính tồn cầu là một trong những rủi ro đe dọa sự phục hồi kinh tế thế giới. Năm 2012, châu Âu sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn khi các khoản nợ khổng lồ của các nước như Bồ Đào Nha, Italia, Ailen, Hy Lạp và Tây Ban Nha đến kỳ đáo hạn.

Trong “Báo cáo về Tình hình kinh tế thế giới và triển vọng năm 2012” ngày 24 tháng 1 năm 2012, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF phải điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 xuống thấp hơn 3,6%, trong khi của các nước phát triển chỉ là 1,9% và thậm chí một số nước tăng trưởng âm. Kinh tế Mỹ và châu Âu tăng trưởng lần lượt là 1,8 % và 1,1%. Những nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển cũng tăng trưởng ở mức thấp hơn năm 2011 như Trung Quốc có thể chỉ đạt 8%, Ấn Độ 7,5% và Braxin 3,6%. Tuy nhiên đây vẫn là đầu tàu góp phần thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng trong năm 2012.

Cũng theo IMF, những thách thức và rủi ro chính mà nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam sẽ đối mặt trong năm 2012 là:

· Rủi ro tài chính leo thang, tăng trưởng kinh tế chậm lại: Triển vọng phục hồi kinh tế đã bị xấu đi và rủi ro tài chính leo thang mạnh trong quý 4 năm 2011 do tác động của cuộc khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu. Khủng hoảng tín dụng tại hệ thống ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu

đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng giảm địn bẩy tài chính bằng việc bán tài sản, phân phối tín dụng, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thối. Ngồi ra, tốc độ tăng trưởng ở những nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - chậm lại so với dự báo do hiệu ứng lớn hơn dự tính từ chính sách thắt lưng buộc bụng.

· Việc phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng được dự báo sẽ bị trì trệ ở nhiều nền kinh tế: Hoạt động kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại nhưng khơng sụp đổ hồn tồn, những nền kinh tế tiên tiến tăng trưởng chậm chạp và cố gắng để tránh rơi vào suy thối cịn những nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại sau một thời gian phát triển với tốc độ nhanh. Đặc biệt tại nền kinh tế Mỹ, việc phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính hầu như tiến triển rất chậm vì Chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt ngân sách trong các năm 2012-2013, trong khi tiêu dùng tư nhân vẫn yếu. Về xuất khẩu, đồng USD mạnh cùng với sự đi xuống của kinh tế toàn cầu và kinh tế châu Âu sẽ làm xuất khẩu của Mỹ giảm sút, trong khi giá dầu tăng sẽ làm tăng kim ngạch nhập khẩu năng lượng, gây cản trở tăng trưởng kinh tế.

· Lạm phát về giá hàng hóa và tiêu dùng giảm dần nhưng rủi ro vẫn còn: Giá tiêu dùng nhìn chung đã bắt đầu giảm từ năm 2011 do nhu cầu tiêu dùng giảm. Tuy nhiên giá dầu mỏ tăng trong thời gian gần đây do nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Hơn nữa những rủi ro và bất ổn về chính trị cũng đẩy giá dầu thô lên cao. Những rủi ro này dự kiến sẽ vẫn leo thang trong một thời gian nữa và giá dầu cũng chỉ dịu bớt chút ít bất chấp triển vọng bất lợi cho hoạt động kinh tế toàn cầu. Đối với những hàng hóa khơng phụ thuộc vào dầu, việc gia tăng nguồn cung trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm sẽ dẫn đến giá bán giảm. Lạm phát bắt đầu dịu dần và được IMF dự báo ở mức 6,25% trong năm 2012 (năm 2011 là 7,25%).

Những bất ổn của nền kinh tế thế giới trong năm 2012 đòi hỏi doanh nghiệp càng phải thận trọng trong quá trình hoạt động của mình, đặc biệt là phải trang bị một hệ thống KSRR tốt để phản ứng trước những bất ổn của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 53)