.2Kiến nghị với Bộ xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản tại việt nam , (Trang 90 - 92)

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu và đưa vào áp dụng chỉ số giá BĐS. Việc có một chỉ số về thị trường BĐS giúp tăng tính minh bạch, giúp cơ quan quản lý, DN có thể theo dõi chuyển biến của thị trường. Đây cũng là cơ sở cho NĐT có cái nhìn tổng qt về thị trường hiện tại và đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Để đảm bảo cho sự phát triển của thị trường BĐS nói chung và nghiệp vụ CKH nói riêng được phát triển bền vững thì tính minh bạch ln là điều kiện thiết yếu. Chính vì vậy việc đưa ra được chỉ số giá BĐS vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng TPHCM, đã hai năm triển khai dự án nhưng vẫn chưa thể cho ra bộ chỉ số này vì thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, cơ quan nhà nước chưa thống kê được các dự án nhà ở, diện tích văn phịng cho thuê, trung tâm thương mại…đang có trên thị trường hoặc sẽ hồn thành trong tương lai. Sự biến động về giao dịch và giá cả của các loại hình BĐS này cũng khơng được thống kê hay xác định chính xác. Có thể thấy những yếu tố chính cấu thành nên bộ chỉ số này hiện vẫn đang gặp khó khăn trong việc thu thập, vì vậy việc vận động cung cấp thơng tin như trước

đây đã khơng cịn tác dụng, cần có quy định về pháp lý, chế tài, nghĩa vụ buộc các chủ đầu tư và sàn giao dịch cung cấp những thông tin trên cho Bộ xây dựng, cụ thể:

─ Buộc chủ đầu tư cơng khai các dự án nhà ở, diện tích văn phịng cho th, trung tâm thương mại…đang có trên thị trường hoặc sẽ hồn thành trong tương lai để làm cơ sở dữ liệu thống kê.

─ Các sàn giao dịch có trách nhiệm cung cấp các giao dịch BĐS, giá giao dịch hàng tháng.

─ Đối với hành vi cố tình che giấu, khai sai, cung cấp số liệu giả làm sai lệch chỉ số cần có những chế tài nghiêm khắc để răn đe như phạt tiền, công bố trên thông tin đại chúng …

─ Ngồi ra thì việc thu thập trên các dữ liệu tại các văn phịng cơng chứng và khảo sát thị trường cũng sẽ giúp cung cấp thêm dữ liệu cho Bộ xây dựng.

Thứ hai, đề xuất về cơ chế hoạt động giúp giảm giá BĐS. Hiện nay theo Nghị định 69/2009 của Chính Phủ ngày 13/08/2009 về Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Nghị định 120/2010 của Chính Phủ ngày 30/12/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, các DN vừa phải bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân theo giá thị trường, vừa phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước nên gần như DN phải mua đất hai lần. Đây là một gánh nặng đối với các DN BĐS. Chính quy định này đã góp phần khơng nhỏ đẩy giá BĐS ở Việt Nam lên cao hơn so với các nước trong khu vực. Việc giá BĐS bị đẩy lên quá cao sẽ làm các tài sản thế chấp tại các TCTD cũng bị định giá cao vì vậy sẽ gây rủi ro cho CKH khi đi vào hoạt động. Vì vậy việc Bộ xây dựng nên có những đề xuất giảm gánh nặng cho các DN BĐS cũng như giúp làm giảm giá thành BĐS như việc DN khai báo các chi phí có chứng từ chứng minh và nhà nước sẽ dựa trên sự thẩm định, đánh giá tiến hành khấu trừ đầy đủ các khoản chi phí mà DN đã bỏ ra khi bồi thường giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản tại việt nam , (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)