Xúc tiến thương mại (Promotion)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động xây dựng thương hiệu công ty acecook việt nam đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu nội dung đề tài

1.6 Các hoạt động xây dựng thương hiệu

1.6.4 Xúc tiến thương mại (Promotion)

Xúc tiến thương mại là tập hợp các hoạt động nhằm đẩy nhanh công tác

bán hàng đối với nhà phân phối trung gian (hoạt động khuyến mãi) cũng như

khuyến khích hành vi mua hàng đối với người tiêu dùng (hoạt động khuyến mại). Dựa vào định nghĩa nêu trên, có nhiều người cho rằng xúc tiến thương mại chỉ nhằm mục đích đẩy nhanh cơng tác kinh doanh bán hàng của doanh

nghiệp và khơng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xây dựng thương hiệu. Tuy

nhiên, theo tác giả thì quan điểm này khơng hồn tồn chính xác. Để người tiêu dùng mua hàng của doanh nghiệp thì trước tiên doanh nghiệp phải khiến cho người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu của mình và từ đó, có những quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, thơng qua các hoạt động xúc tiến thương mại kết hợp với các hoạt động Marketing khác, doanh nghiệp sẽ tăng

cường sức mạnh thương hiệu của mình. Hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: ¾ Khuyến mãi cho trung gian phân phối

Là việc doanh nghiệp sử dụng các công cụ “đẩy” (pushing – marketing)

để khuyến khích các nhà phân phối trung gian đẩy nhanh công tác đưa hàng hóa

của doanh nghiệp ra thị trường. Ngồi ra, mục đích của hình thức khuyến mãi

này là nhằm xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà phân phối trung gian

để tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ tích cực từ lực lượng này và nhờ vậy, hạn chế sự

phát triển và thâm nhập kênh của đối thủ cạnh tranh. Một số hình thức khuyến

mãi mà doanh nghiệp thường sử dụng đó là: thưởng doanh thu, thưởng bằng sản

phẩm, hỗ trợ trưng bày sản phẩm, thưởng trưng bày sản phẩm, quảng cáo hợp tác, …

¾ Khuyến mãi cho người tiêu dùng

Khuyến mãi cho người tiêu dùng là việc doanh nghiệp sử dụng các công cụ “kéo” (pull – marketing) để thu hút sự chú ý và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các hoạt động tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Một số hình thức khuyến mãi mà doanh nghiệp thường sử dụng đó là: phát hàng mẫu, tặng quà khi mua hàng, mua hàng trúng thưởng may mắn, mua hàng tích lũy điểm để hưởng ưu đãi,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động xây dựng thương hiệu công ty acecook việt nam đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)