- Số lượt khách dulịch đến Hà Nội:
2.1.2. Tình hình đầu tư phát triển dulịch Hà Nội những năm qua.
Trong những năm gần đây, Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển Du Lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà để đưa nền kinh tế thủ đô lên tương xứng với tầm cỡ của mình. Để làm việc này, chính quyền thành phố đã chủ trương quy hoạch phát triển đơ thị một cách tổng thể theo đó mọi yếu tố liên quan đến hoạt động kinh tế – xã hội đều được gắn kết với nhau, có tác dụng hỗ trợ cùng phát triển. Ngồi ra thành phố cịn chuẩn bị kỹ lưỡng về môi trường đầu tư công tác tư vấn – thẩm định dự án và các đối tác đầu tư một cách chu đáo nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc triển khai dự án đầu tư, nhất là tính đồng bộ, tiến độ thực hiện kế hoạch dự án đầu tư và đảm bảo hiệu quả cao cho khai thác các cơng trình đầu tư sau này.
2.1.2.1 Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào lĩnh vực Du
Trong những năm qua, với chính sách mở cửa về kinh tế, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Đảng và Nhà nước đã chủ trương tạo lập một môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, trong đó có đầu tư phát triển du lịch đó là :
- Kiện tồn và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý tương ứng chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế: đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiềm mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch, xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại hình kinh doanh du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, thống nhất đầu mối quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch.
- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch: bên cạnh các doanh nghiệp du lịch quốc doanh, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch có sự quản lý thống nhất của Nhà nước vừa huy động được nhiều nguồn lực, vừa làm cho ngành du lịch phát triển theo đúng định hướng, ổn định thị trường kinh doanh du lịch, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển du lịch.
- Đầu tư xây dựng CSHT: CSHT được đầu tư xây dựng hoàn thiện khá đồng bộ: giao thông vận tải, cung ứng điện, cung ứng và cấp thoát nước, thống tin liên lạc,….đảm bảo tính tiện nghi trong phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không đã xây dựng ga quốc tế Nội Bài, mở nhiều tuyến bay mới, mua sắm các máy bay hiện đại đã làm cho các hành trình nối Hà Nội với các thị trường khách trọng điểm thuận tiện hơn; lĩnh vực thông tin liên lạc ngày càng có nhiều nhà cung cấp tham gia đã làm cho chất lượng nâng cao và giá cả giảm, đáp ứng nhu cầu thông tin của khách.
- Bảo vệ, tôn tạo TNDL và môi trường tự nhiên: Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Đánh giá toàn diện tiền năng về TNDL, xây dựng hệ thống quản lý TNDL. Có chính sách đầu tư tơn tạo theo hướng phục hồi
nguyên bản các di tích kiến trúc lịch sử, giữa gìn mơi trường cảnh quan xanh sạch đẹp.
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ: trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và nước ta đnag nước vào phát triển nền kinh tế tri thức, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong phát triển du lịch. Các sản phẩm nghiên cúư khoa học đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: phục vụ công tác quy hoạch phát triển ngành du lịch, hoạch định các chiến lược thị trường; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, thống kê lưu trữ và xử lý thống tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch…..
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có, kết hợp đào tạo mới để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuyẩn bị cho lâu dài. Nâng cao chất lượng đào tạo trong nước kết hợp với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo du lịch. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý, đãi ngộ..chú trọng từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ, tay nghề, ý thức chính trị và kinh nghiệp nhằm đảm bảo tính kế thừa. Đặc biệt chú trọng đào tạo, sử dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
- Chủ động hội nhập hợp tác khu vực và hợp tác quốc tế: tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp tác quố tế song phương, đa phương để phát triển nhanh du lịch: gắn thị trường du lịch trong nước với thị trường du lịch khu vực và thế giới, nhất là các nước trong khu vực ASEAN và các thị trường khách quốc tế trọng điểm (Trung Quốc, Nhật, Mỹ..) Thông qua các hoạt động hợp tác trên tất cả lĩnh vực, các cá nhân và tổ chức như: WTO, PATA, ASEAN. SASEANNTA, EU. Thực hiện và khai thác hiệu quả 16 hiệp định đã ký, củng cố và phát triển các mối quan hệ, ký tiếp một số hiệp định mới. Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong quá trình hội nhập theo đúng lộ trình, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống và nâng dần vị thế thị trường mới, hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch .
- Chính sách tài chính: ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế suất nhập khẩu tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải
trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được hoặc khơng đáp ứng u cầu hiện đại hố cơ sở du lịch theo nhu cầu khách: ưu tiên, miễn giảm, cho chậm nộp thuế, giảm tiền thuê đất, lãi suất ưu tiên vốn vay đầu tư với các dự án trọng điểm phát triển du lịch, có chế độ hợp lý về thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch. Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, do đó cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu.
- Chính sách đầu tư: Nhà nước đã có nhiều chính sách đầu tư hợp lý phát triển kết cấu hạ tầng tại các dự án du lịch trọng điểm, tạo cơ chế thơng thống về đầu tư cho phát triển du lịch. Áp dụng chính sách ưu dãi đầu tư trong nước đối với các lĩnh vực, ngành nghề, dự án trọng điểm đầu tư du lịch. Từng bước có chính sách thuận lợi cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp du lịch, áp dụng các biện pháp ưu đãi (về thuế, lệ phí, tiền sử dụng đất, cho vay vốn, bảo lãnh…) đối với các dự án, lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục các trọng điểm ưu tiên đầu tư.
- Chính sách xuất nhập cảng, hải quan: tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch phù hợp với khả năng quản lý của nước ta và thông lệ quốc tế, cải tiến quy trình, tăng cường trang thiết bị hiện đại tại các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý, sửa đổi, bổ sung các quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ, mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch (đổi tiền, thu trực tiếp mĩên thị thực với các nước ASEAN và một số thị trường trọng điểm khác có nhiều khách vào Việt Nam du lịch. Nghiên cứu áp dụng visa điện tử trong xuất nhập cảnh: áp dụng các hình thức thanh tốn hiện đại. Cho phép khách dulịch được mang phương tiện giao thông riêng phục vụ cho chuyến du lịch ở Việt Nam stheo phương thức tạm nhập, tại xuất.
- Cải cách hành chính: đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hố các thủ tục, tiến tới cơ chế "một cửa", giảm bớt thủ tục và chi phí, thời gian cho khách du lịch, cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Theo những chủ trưởng chính sách nói trên ngành du lịch ngày càng được chú trọng phát triển, từ năm 2000 đến nay, du lịch Hà Nội đã có dự phát triển một cách vượt bậc cả về mặt chất lẫn mặt lượng: bộ máy và cơ chế quản lý du lịch ngày càng được hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng, quy mô, lượng khách du lịch, doanh thu,
số lượng doanh nghiệp du lịch, chất lượng và chủng loại sản phẩm, hiệu quả kinh trị - chính trị - xã hội không ngừng được nâng cao
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định, phát triển du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng là một trong những ưu tiên cao của thành phố Hà Nội. Tại kỳ họp lần thứ 7 của Hội đồng Xúc tiến Du lịch châu Á (CPTA) ngày 7/10/2008, tại Hà Nội bà Ngơ Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết định hướng phát triển du lịch của Hà Nội rất phù hợp với mục tiêu của CPTA là thực hiện chiến dịch “Chào mừng đến châu Á” và các hoạt động liên quan nhằm đạt được sự thịnh vượng và phát triển của mạng lưới du lịch các thành phố thành viên CPTA.
Với nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, Hà Nội chú trọng đến phát triển du lịch lịch sử văn hóa.
Bên cạnh đó, Hà Nội cịn chú trọng đến các loại hình du lịch khác như du lịch thơn q, du lịch phố nghề, và du lịch lễ hội. Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện (du lịch MICE).
Từ tháng 8/2008, Hà Nội được mở rộng hơn gấp 3 lần, trở thành một trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Đây là điều kiện tốt để ngành du lịch Thủ đơ phát triển thêm những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch làng nghề, làng cổ..
Bên cạnh đó, cũng theo nhận định của Bộ Xây dựng, các văn bản pháp quy cịn chưa đảm bảo gắn kết mang tính liên ngành, cịn có sự mâu thuẫn giữa Luật Đầu tư với Luật đấu thầu và Luật xây dựng ở một số điểm, khiến ngay bản thân các cơ quan thụ lý việc giải quyết các thủ tục hành chính cũng gặp khó khăn và khơng tránh khỏi lúng túng.