Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 73 - 77)

- Số lượt khách dulịch đến Hà Nội:

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển đầu tư Du lịch Hà Nội, có tác dụng thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm Du lịch mới. Tuy nhiên hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Du lịch Hà Nội trong những năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế như:

- Hình thức thu hút vốn FDI vào Du lịch Thủ đô chưa phong phú hơn nữa khả năng góp vốn của bên Việt Nam cịn hạn chế.

- Cơ cấu đầu tư có sự mất cân đối, mới chỉ tập trung đầu tư vào các tổ hợp văn phòng căn hộ, khách sạn mà chưa chú ý tập trung thu hút vốn đầu tư vào các khu Du lịch, khu vui chơi giải trí, đây mới là nhân tố chính để thu hút và kéo dài thời gian tham quan lưu trú của du khách.

Nguồn vốn đầu tư tập chung chủ yếu từ Châu Á, ngành Du lịch Thủ đô chưa chú ý đến khai thác nguồn vốn đầu tư Châu Âu, Châu Mỹ...

- Cơ cấu Đầu tư trực tiếp nước ngồi có sự mất cân đối, các dự án phân bố không đồng đều mà chủ yếu tập trung ở các quận nội thành hiệu quả hoạt động của các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao.

- Do nhận thức, quan điểm về Đầu tư nước ngoài chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đầy đủ ở các cấp trong ngành. Hơn nữa môi trường đầu tư vào Du lịch cịn chưa hấp dẫn, mơi trường pháp lý cịn đang trong q trình hồn thiện nên chưa đồng bộ, thủ tục hành chính cịn phiền hà.

- Cơng tác quản lý Nhà nước về Đầu tư nước ngồi cịn nhiều mặt yếu kém. - Cán bộ trực tiếp làm trong các doanh nghiệp FDI cịn thiếu kinh nghiệm chun mơn, khơng nắm vững luật pháp.

- Những đối tác chính đầu tư vào Du lịch Hà Nội đang gặp khó khăn.

Ngồi ra cịn nhiều vấn đề khác nữa gây ra khơng ít khó khăn, tạo ra các rào cản đối với dịng vốn FDI vào Du lịch Hà Nội. Trước thực trạng đó địi hỏi các cấp,

các ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước về FDI phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp để tháo gỡ các khó khăn đang cản trở cho các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Du lịch Hà Nội.

2.3.2.2. Nguyên nhân

+ Nguyên nhân chủ quan :

Về cơ chế chính sách

Những vướng mắc về cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam nói chung cũng như Du lịch Hà Nội chưa có được những khu du lịch cao cấp đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Hiện nay cơ chế chính sách đầu tư vào du lịch liên quan đến nhiều nội dung và nằm trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành như : Luật đầu tư, Luật du lịch, Luật đất đai… và các văn bản dưới luật như: Nghị định 108/2006 NĐ-CP, Nghị định 152/2006 NĐ-CP,Nghị định 164/2006/NĐ-CP… các loại pháp luật thuế liên quan đến đến khu du lịch và các cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư. Tuy đã có nhiều chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhưng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư vào các khu du lịch vẫn chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

Cụ thể, Nghị định 108/2006/NĐ-CP chưa đi vào cuộc sống do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Đến nay ngành du lịch vẫn chưa được vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Việc áp dụng cơ chế đấu thầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quyết định 22/2003/QĐ-BTC để tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch vẫn chưa được triển khai mạnh tại các địa phương do vướng luật đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai. Đối với tiền thuê sử dụng đất ở các khu du lịch vẫn tính cả khu vực cây xanh,cảnh quan.Trong khi đối với các khu du lịch lớn đặc biệt là khu du lịch sinh thái thì diện tích cây xanh ,cảnh quan mặt nước chiếm từ 70- 80% diện tích khu du lịch. Việc áp giá điện nước đối với các khu du lịch vẫn cao hơn các ngành sản xuất khác dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp và hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư.

Đối với cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng chúng ta đã phân ra các dự án nhóm A hay các dự án được đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi hoặc các nhà đầu tư trong các hình thức đều có những chính sách ưu đãi cũng như những

định chế cho việc giải phóng mặt bằng. Đối với chính sách tài chính chúng ta đã có những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất… điều đó mở rộng khả năng của Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội nói chung trong đó có khu du lịch.

Ngồi ra tác động tích cực thu hút vốn đầu tư bằng chính sách pháp luật thuế đối với khu du lịch cịn thể hiện ở chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xây dựng chính xác hợp lí các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của đối tượng nộp thuế và quan điểm phát triển du lịch. Chính sách pháp luật về thuế có thể có tác dụng tích cực đối với hoạt động du lịch nếu đó là chính sách hợp lí ngược lại nó sẽ là tác động tiêu cực nếu chính sách pháp luật khơng được xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn khách quan khoa học. Điều này thể hiện ở chính sách phân phối từ thuế của Nhà nước đối với khu du lịch không thỏa đáng hoặc khơng hiệu quả, khả thi. Chính những tác động có tính hai mặt của chính sách pháp luật về thuế mà chúng ta cần có những nghiên cứu xem xét nghiêm túc kĩ lưỡng trong tiến trình hoạch định xây dựng ban hành các chính sách về thuế liên quan đến du lịch trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định để tạo điều kiện cho họat động này ngày càng phát triển và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Thực trạng công tác quy hoạch phát triển và quản lí đầu tư xây dựng kinh doanh khai thác du lịch

Quy hoạch phát triển du lịch được thực hiện theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố, vùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian qua hầu hết các tỉnh thành phố đều đã lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch làm căn cứ cho lập quy hoạch chi tiết. Công tác lập kế hoạch chi tiết các khu du lịch cũng đuợc các địa phương ưu tiên cân đối ngân sách tùy theo khả năng của tùng địa phương. Điều đó mang lại hiệu quả thiết thực và làm cơ sở lập các dự án khả thi xây dựng các khu du lịch cũng như phát triển du lịch trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, những bất cập sau:

- Thiếu quy hoạch tổng thể phát triển vùng khu vực có tiềm năng trên địa bàn yếu tố quan trọng, trực tiếp quyết định đến sự hình thành phát triển khu du lịch. Tại nhiều nơi đặc biệt những khu vực có tiềm năng du lịch trong quá trình đầu tư xây

dựng nhiều khu du lịch khi lựa chọn địa điểm và lập quy hoạch chi tiết dự án đầu tư chưa nghiên cứu kĩ về thị trường và quản lí bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch, quản lí kinh doanh dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng…

- Chất lượng quy hoạch đặc biệt là quy hoạch chi tiết các khu du lịch chưa cao, yếu tố sản phẩm tài nguyên du lịch, thị trường khai thác, yếu tố kinh tế, xã hội… chưa được nhìn nhận, phân tích đánh giá thấu đáo, dẫn đến hiệu quả đầu tư theo quy hoạch chưa thật sự tương xứng với yêu cầu, chất lượng công tác đầu tư phát triển kinh doanh du lịch. Hiện tượng này kéo theo một số dự án quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển khu du lịch bị kéo dài rơi vào tình trạng quy hoạch, dự án treo, gây thiệt hại cho chính bản thân nhà đầu tư và địa phương có dự án đầu tư.

Trình tự thủ tục quản lí đầu tư xây dựng khu du lịch cịn nhiều bất cập: Cơng tác kiểm soát đầu tư phát triển du lịch gồm từ khâu lập, xét duyệt quy hoạch cung cấp thông tin về quy hoạch, thẩm định và xét duyệt dự án đầu tư cấp phép, đầu tư cấp đất cho thuê đất giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất… hiện chưa đồng bộ, bị cắt khúc thiếu những quy định phù hợp với đặc thù của kinh doanh khu du lịch.

Cơng tác quản lí đầu tư xây dựng khu du lịch còn thiếu các tiêu chuẩn quy phạm và quy định kĩ thuật phù hợp. Bên cạnh đó quy mơ đầu tư các khu du lịch cịn nhỏ lẻ, đa số được đầu tư xây dựng với quy mô từ 3-20 ha trừ một số khu có quy mơ lớn khoảng 100-200 ha, phần lớn các khu resort hiện nay thuộc loại hình cụm nhà nghỉ, khách sạn, có tính chất nghỉ dưỡng là chủ yếu. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí, các cơng trình dịch vụ du lịch cần thiết khác chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ. Sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đầu tư phát triển còn trùng lặp đơn điệu tạo ra sự mất cân đối trong cung - cầu dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả và tính bền vững của các khu du lịch

+ Nguyên nhân khách quan :

- Do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động

- Hình ảnh về Hà Nội – Việt Nam tuy xuất hiện nhưng chưa nhiều , chưa mang tính chuyên nghiệp và gây ấn tượng mạnh trên các phim, ảnh và các ấn phẩm quảng cáo của các cơ quan thông tin đại chúng và các hãng du lịch nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w