Định hướng chung

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 81 - 82)

- Số lượt khách dulịch đến Hà Nội:

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực Du Lịch Hà Nội.

3.2.1.1. Định hướng chung

Phát triển du lịch Hà Nội phải theo qui định hướng phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước TW và địa phương.

Quan điểm này xuất phát từ định hướng phát triển du lịch cả nước, cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2015 đưa ngành du lịch Thủ đô xứng đáng là một trong ba trung tâm du lịch lớn của quốc gia và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu TK XXI- xứng đáng với tiềm năng to lớn của Thủ đơ. Nghị quyết ĐH Đảng tồn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI và chỉ thị của Ban bí thư TW Đảng qua các kỳ đại hội, nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội đã thể hiện và xác định rõ các quan điểm về phát triển du lịch Việt Nam theo hướng: tập trung phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, cảnh quan môi trường tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn phát huy được bản sắc văn hố dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch thu hút nhiều khách du lịch quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

Nắm vững và khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, thời cơ mới trong nước và quốc tế, sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của Thủ đô tạo bước ngoặt phát triển mới cả về lượng lẫn chất cho ngành du lịch đưa ngành kinh tế này trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố vào đầu TKXXI, góp phần đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 và đến 2020 đã được nghiệm thu theo quyết định số 2189/QĐ-UB ngày 14/07/1998 đã nêu mục tiêu tổng quát: "Đưa ngành du lịch Thủ đơ xứng đáng với vị trí là một trong ba trung tâm du lịch lớn của cả nước và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu TK XXI và khẳng định phát triển ngành du lịch và dịch vụ du lịch của Hà Nội trước hết nhằm:

Góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh tốn ngoại tệ, tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tơn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hố, các lễ hội truyền thống, cảnh quan môi trường.

Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 15 xác định rõ: " Hà Nội với vị trí là trung tâm về chính trị, hành chính, văn hố, khoa học cơng nghệ, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Định hướng này vừa tạo ra cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành du lịch Hà Nội: cơ hội là ở chỗ tạo ra nét đặc trưng của sản phẩm du lịch theo thể loại du lịch cơng vụ, nghiên cứu lịch sử văn hố; thách thức là ở chỗ hiện thực hoá mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w